Ba nhân tố trong mối quan hệ Việt-Mỹ

Những lạc quan về một mối quan hệ chiến lược đầy tiềm năng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được giấy lên sau khi John Kerry, một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam đồng thời cũng là nhân vật quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao song phương giữa hai nước, trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng Hai năm 2013.

Lịch sử đã cho thấy rằng mỗi quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không được quyết định bởi những cá nhân cụ thể mà bởi ba nhân tố: Trung Quốc, các cơ hội kinh tế và nhân quyền.

Trung Quốc đã trở thành một lực kéo và đẩy trong mối quan hệ Việt–Mỹ trong bốn thập kỷ vừa qua. Những nổ lực nhằm bình thường hóa quan hệ Việt–Mỹ trong những năm cuối của thập niên 1970 đã thất bại một phần vì mối quan hệ đẩy mạnh hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ và lệnh cấm vận của Đặng Tiểu Bình, điều mà họ Đặng gọi là “Cuba của phương Đông”. Việt Nam và Hoa Kỳ do đó đã dừng mọi cuộc đàm thoại liên quan tới việc bình thường hóa tới tận những năm đầu của thập niên 1990.

Sự lớn mạnh và các hoạt động hung hăng không ngừng nghỉ của Trung Quốc ở Biển Đông đã đẩy Việt Nam và Hoa Kỳ lại gần nhau hơn. Cả hai nước đều nhận ra rằng Trung Quốc có thể là mối nguy hiểm đối với an ninh và cơ hội quốc gia, và Hoa Kỳ cần dựa vào Việt Nam để biến chiến lược ‘trục châu Á’ của họ trở thành hiện thực.

Cả hai nước đã có những cuộc thăm viếng cấp cao trong năm 2012; cả Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Leon Panetta đã thăm cũng như gặp và trao đổi với các quan chức cấp cao của Việt Nam. Trong các cuộc hội đàm song phương giữa hai nước, “nhân tố Trung Quốc” đã được đề cập và thảo luận, đặc biệt là những tranh chấp ở Biển Đông. Đã có những tin đồn cho biết cả hai nước đều mong muốn nâng tầm quan hệ lên thành đối tác chiến lược. Nhưng sự thất bại trong việc này trong năm 2012 đã làm người ta nhớ lại sự thụt lùi trong mối quan hệ của hai nước trong những năm 1970. Phụ thuộc vào các tính toán chiến lược của cả hai bên và sự thay đổi trong mối quan hệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc sau khi có sự chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc trong tháng Ba năm 2013, và cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông ở thời điểm hiện tại, thì một mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có thể đạt được sớm hoặc lại một lần nữa chưa biết tới lúc nào mới thoả thuận được.

Các cơ hội kinh tế chính là nguyên nhân thứ hai trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong những năm đầu thập niên 1990, Mỹ đã nhận ra rằng họ không thể đứng nhìn các quốc gia khác hưởng lợi từ việc đầu tư vào các nước cộng sản. Và đối với Việt Nam, chỉ bằng cách xuất hàng được vào thị trường Mỹ thì cánh cửa ra thị trường quốc tế mới mở ra đối với đất nước xã hội chủ nghĩa này. Sau việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ và thiết lập được thỏa thuận thương mại song phương giữa hai nước vào năm 1995 và 2000 thì Việt Nam đã tham gia được vào Tổ chức Thương mại Thế giới [World Trade Organization] vào năm 2007. Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã tăng theo từng năm. Đến cuối năm 2012, tổng kim ngạch thương mại song phương được ước tính đạt khoảng 22-24 tỉ USD, so với 415 triệu USD hồi năm 1995.

Dân số Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 100 triệu người trong thập kỷ này, điều này có nghĩa rằng Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ lớn rất tiềm năng đối với các công ty của Hoa Kỳ. Trong khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhìn Việt Nam như một thị trường sinh lợi, thì ngược lại thị trường Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường quan trọng nhất đối với Việt Nam. Những khó khăn kinh tế được dự đoán vẫn tồn tại trong năm 2013, nhưng mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước vẫn liên tục phát triển tốt hơn. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam và Hoa Kỳ đã giới thiệu hai trong số 11 đám phán viên trong  Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương [Trans-Pacific Partnership] và các cơ hội kinh tế đã có ảnh hưởng lớn tới mối hàn gắn song phương giữa hai nước.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhân quyền có lẽ là rào cản lớn nhất đối với việc đẩy mạnh mối quan hệ Việt–Mỹ. Các quan chức Hoa Kỳ đã liên tục lên tiếng thể hiện mối lo ngại của họ về việc vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Họ thậm chí còn tuyên bố thẳng thắn rằng các điều kiện cần được cải thiện về nhân quyền chính là điều kiện tiên quyết để hâm nóng sự hợp tác quân sự, bao gồm cả việc bán các vũ khí hạng nạng của Mỹ cho Việt Nam. Hoa Kỳ đã lên tiếng về những việc đe dọa, bắt bớ và tạm giam các blogger, những người chống đối và cả những người biểu tình chống Trung Quốc. Ông John Kerry đã bị triệu hồi để tăng thêm áp lực lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền, và những nhà ngoại giao Việt Nam nên sẵn sàng hồi đáp lại với những câu hỏi, yêu cầu về nhân quyền – họ có thể lập luận rằng các vấn đề nhân quyền đã không ngăn cản Việt Nam lập được mối quan hệ chiến lược đối với Anh. Hoa Kỳ không bao giờ bỏ qua vấn đề này, những họ nên nhớ tới hai câu thành ngữ đó là chậm mà chắc và mưa dầm thấm lâu.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã chuyển từ mối quan hệ thù địch trong thừi chiến tranh sang mối quan hệ xây dựng sự tin tưởng, và giờ đây đang muốn thiết lập mối quan hệ chiến lược. Ông John Kerry đã gọi điện cho đồng nghiệp của ông phía Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, trong dịp Tết Nguyên Đán, và ra dấu hiệu mối quan hệ ấm hơn giữa hai nước đang được hình thành. Tuy nhiên, lịch sử đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng mối quan hệ này bị phụ thuộc bởi ba nhân tố: Trung Quốc, cơ hội kinh tế, và nhân quyền. Trong một thế giới ngày càng trở nên phức tạp hơn, Việt Nam và Hoa Kỳ nên làm tốt để hiểu rõ những nhân tốt nào cũng như thời điểm nào nên được coi nhẹ trong tiến trình củng cố mối quan hệ.

Việt Khôi chuyển ngữ, Phía Trước / Nguyễn Hồng Hải, EAF

Nguyễn Hồng Hải là nghiên cứu sinh tại Trường Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Queensland.

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Share