Biển Đông: Tình hình sẽ tồi tệ trước khi (có thể) tốt hơn

Diễn biến mới nhất tuần này tại Biển Đông, theo tin từ phía Hà Nội, rằng thuyền đánh cá Trung Quốc đã cắt cáp của một tàu địa chấn Việt Nam. Đây là một lời nhắc nhở rằng mặc dù chủ đề Biển Đông chiếm nhiều thời gian nhất trong gần như tất cả các cuộc họp ở khu vực Đông Nam Á trong năm nay, nhưng tình hình ở Biển Đông hiện trở nên tồi tệ hơn. Điều này trái ngược với các thời điểm bùng nổ trong quá khứ, ít nhất là trong giữa thập nhiên 1990, sau một thời gian căng thẳng thì thường các bên lại có một khoảng thời gian giảm nhiệt. Mặc dù đã có một số giai đoạn giảm nhiệt trong hai năm qua, bao gồm cả một số chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á nhưng vấn đề không ngừng lại ở đó, và cho đến nay thì tình hình vẫn tiếp tục xấu đi và trở nên nguy hiểm hơn.

Trong năm mới, có khả năng tình hình sẽ còn tồi tệ hơn. Đây là các lý do tại sao:

Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sắp tới là người Việt Nam. Trong ba năm qua, giọng điệu lớn tiếng công khai của Trung Quốc đã làm họ tự thấy khó khăn hơn trong việc đối phó với các lãnh đạo của ASEAN, thậm chí ngay cả những vấn đề chỉ liên quan ASEAN nói chung. Tuy nhiên, các lãnh đạo này, như cựu Ngoại trưởng Thái Lan và Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, không là gì so với Tổng Thư ký mới của ASEAN, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh. Mặc dù ông là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và chắc chắn có phần khéo léo và chu đáo, ngoài ra ông còn là một cựu quan chức Việt Nam, và chắc chắn ông sẽ có một số quan điểm rất Việt Nam đối với Trung Quốc, mà điều này có thể nhanh chóng khiến vấn đề trở nên gay gắt hơn.

Chủ tịch ASEAN năm nay (2013) sẽ là Brunei. Với truyền thống luân phiên chủ trì hàng năm, vào năm 2013 các nước ASEAN sẽ được dẫn đầu bởi Brunei. Mặc dù một số người có thể nghĩ rằng sự lãnh đạo của Brunei sẽ tốt hơn cho sự ổn định [của khu vực] so với Campuchia trong 2012, nước mà nhiều người cho là thân Trung Quốc, nhưng ngoại giao của Brunei cũng chỉ là một con hạc trong đàn gà như Campuchia mà thôi. Điều này có nghĩa là ghế chủ tịch vẫn không đủ mạnh để có thể đưa ra một quan điểm chung cho cộng đồng ASEAN. Nếu Indonesia hoặc Singapore ngồi vào ghế chủ tịch thì tình hình có thể sẽ khác đi.

Ấn Độ đang đóng một vai trò lớn và mạnh hơn trong vấn đề Biển Đông cùng với lực lượng hải quân tiến bộ hơn. Bắc Kinh gần đây cảnh báo rằng Ấn Độ và Việt Nam không nên tham gia chung vào các dự án thăm dò dầu mỏ [ở Biển Đông], và điều này sẽ dẫn đến các phản ứng cứng rắn hơn từ phía Ấn Độ, bởi vì giới chính trị tinh hoa Ấn Độ sẽ chú ý đến [Trung Quốc] nhiều và dễ dàng hơn là Trung Quốc đối với Ấn Độ.

Họ [Trung Quốc] tìm kiếm càng nhiều thì khả năng họ sẽ tìm thấy cũng sẽ lớn hơn. Theo bài báo trên tờ New York Times: “Hôm thứ Hai, Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc đặt tên là Biển Đông là khu vực sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất. Trong vòng hai năm, Trung Quốc nhằm tới mục tiêu sản xuất 150 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên từ đáy biển, một mức gia tăng đáng kể từ 20 tỷ mét khối so với dự đoán trước đây”. Mặc dù tôi không nghĩ rằng tiềm năng dầu khí ở Biển Đông là nguồn cơn dẫn đến cuộc xung đột, địa thế chiến lược tại đây mới là thứ có giá trị lớn nhất, và Trung Quốc sẽ cố gắng khám phá tiềm năng năng lượng ở đây để đẩy mạnh giá trị này, nếu như các lượng dự trữ dầu khí được dự báo trước đây là đúng.

Một lãnh đạo mới của Trung Quốc không muốn thể hiện bất kỳ nhược điểm nào. Với sự lãnh đạo của thế hệ này [của ông Tập Cận Bình] thậm chí còn phân chia nhiều hơn trong quá khứ, đặc biệt sau một Đại hội Đảng đầy tranh cãi và tiếp tục đấu tranh nội bộ giữa các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc cùng với sự thất bại trong vụ Bạc Hy Lai, thì lãnh đạo mới cùng với các đảng viên và người dân trí thức nói chung, không muốn nhượng bộ những tranh chấp ở Biển Đông.

Chính quyền Obama đã không còn thời gian tập trung vào đối thoại và hòa giải cuộc khủng hoảng với Trung Quốc một cách có hiệu quả nữa. Các quan chức từ nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Obama, những người đã có hy vọng cao nhất về cuộc đối thoại, hiện đã không còn làm việc nữa, với nhiều người trong số họ nghỉ việc như tổng thống tiền nhiệm Geroge W. Bush đã nói rằng đối thoại thực sự là cả một vấn đề khó khăn nếu không muốn nói là không thể đạt được. Đừng mong đợi nhiệm kỳ thứ hai này sẽ mang lại kết quả gì tốt hơn với các cuộc đối thoại như vậy.

Chúc mừng năm mới, Biển Đông.

Đặng Khương chuyển ngữ, theo Phía Trước
Joshua Kurlantzick, CFR

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Share