Bùng nổ kinh tế của Việt Nam vấp phải những cơn chao đảo dữ dội

HÀ NỘI (AFP) – Nền kinh tế Việt Nam, một vật cưng cho tới lúc này của các nhà đầu tư nước ngoài, đã tăng trưởng quá nóng và có thể trượt dài vào một vòng xoáy đổ vỡ tới mức, theo các nhà quan sát, có thể phải cần tới sự trợ giúp theo giải pháp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Cái nền kinh tế mà vào năm ngoái tựa như con hổ tiếp theo của châu Á giờ đây lại giống nắm bột nhão do bị suy sụp trên diện rộng bởi mức lạm phát tới hai con số, một mức nhập siêu phình lên nhanh chóng, một thị trường chứng khoán chao đảo và những mối lo về khu vực tài chính và ngân hàng.

Các tổ chức lượng định độ khả tín như Standard & Poor’s, Fitch và Moody’s và một số ngân hàng đầu tư đã hạ thấp cái nhìn triển vọng tương lai đối với Việt Nam vào một thời điểm khi mà bóng ma của cơn suy thoái Mỹ có thể báo hiệu cho một tình trạng rối loạn trên phạm vi toàn cầu.

Tổ chức Aseambankers Research cho rằng “kịch bản xấu nhất có thể xảy ra cho Việt Nam khi nó phải chịu tình trạng vốn tư bản tháo lui ồ ạt, gây bộc phát một cơn khủng hoảng thanh khoản và buộc quốc gia này phải tìm đến sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.”

Chuyên gia phân tích Adam Le Mesurier đã có những tư vấn với cơ quan DSG Asia rằng “một phản ứng bằng chính sách theo kiểu ‘chương trình IMF’ sẽ là cần thiết trong vòng 6 tháng,” bao gồm thắt chặt tài chính và tiền tệ và một sự phá giá đồng nội tệ.”

Nhiều nhà đầu tư và nhà tài trợ tại Việt Nam vẫn lạc quan về thị trường 86 triệu dân này, họ nhắm tới mức nhập khẩu mạnh mẽ – bao gồm lương thực thực phẩm và dầu lửa – những dòng vốn đầu tư, hoạt động du lịch phát triển, và tiềm năng lao động trẻ ở đây.

“Thật quá dễ bị kích động và phán xét rằng Việt Nam đã chuyển từ đứa trẻ cưng đáng thương thành thằng nhóc hư khó bảo,” trưởng đại diện của EU tại nước này Sean Doyle nhận định.

“Song tôi không chắc là Việt Nam sẽ rất khôn ngoan và rất biết lấy lại thăng bằng, nếu như nó có thể giữ ổn định, kiên định với những chính sách đúng đắn, thì nó sẽ lại trở nên hấp dẫn.”

Dù sao thì sự thay đổi hoàn toàn trong nhận thức của các nhà đầu tư cũng đã là tuyệt vời rồi.

Việc gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới của nước Việt Nam cộng sản vào năm 2007 đã tiếp thêm sự hăng hái cho đất nước “tiểu Trung Hoa” nghèo khó này, ” đưa vốn tiền mặt từ nước ngoài đổ vào.

Các nhà đầu tư trong nước chơi trò đỏ đen trên một thị trường chứng khoán tăng vọt lên như hỏa tiễn, chính phủ tiếp tục một cuộc tiêu xài vung vít, và các nhà băng thì hào phóng cho vay, từ đó như tiếp thêm nhiên liệu cho một đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Tình trạng suy trầm đã bắt đầu phát lộ từ nửa năm trước, khi mức lạm phát vọt tới hai con số trong khi nền kinh tế phải cố tiêu hóa hết ngân khoản 6 tỉ Mỹ kim đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được dốc hầu bao ra vào năm ngoái, chiếm tới 8,4% tổng thu nhập quốc nội GDP.

Kể từ đầu năm, giá cả đã ở mức phi mã, bị lôi cuốn bởi giá lương thực và năng lượng trên toàn cầu, tạo nên mức lạm phát 25% năm. Những yêu sách đòi tăng lương đã gây bùng nổ 300 cuộc bãi công chỉ trong quý đầu năm.

“Vòng xoáy giá cả-tiền lương có vẻ đang bắt đầu, nếu nó trở nên sâu sắc thì có thể làm cho tình hình xấu thêm nhiều,” theo một báo cáo của ngân hàng Anh HSBC từng dự báo một mức tăng lạm phát tới 30% giữa tình trạng thu gom hàng hóa tích trữ.

Hồi chuông cảnh báo khác đã vang lên khi hạn mức nhập khẩu dâng cao đẩy chỉ số nhập siêu lên 14,4 tỉ Mỹ kim vào tháng Năm, so với 12 tỉ cùng thời kỳ năm 2007.

Thị trường chứng khoán đã đổ nhào giữa lúc tín dụng ngân hàng được siết chặt hơn và niềm tin của nhà đầu tư sa sút đảo chiều từ sôi động nhất sang tồi tệ nhất thế giới về hoạt động của thị trường chứng khoán. Vào tuần trước, nó đã đổ rầm xuống dưới 400 điểm, từ mức cao tới trên 1.100 vào tháng Ba năm 2007.

Nhiều nhà đầu tư đã mua vàng hoặc đẩy gánh nặng sang cho người khác bằng bán tháo tiền đồng đang mất giá để mua trữ đồng đô la, đẩy tỉ giá chợ đen lên 18,500 đồng ăn một đô la vào tuần trước, cách xa tỉ giá chính thức là khoảng 16.000.

Ngân hàng Standard Chartered mới đây đánh giá “Tiền đồng Việt Nam đã phải chịu sức ép giảm giá, và sức ép đó có khả năng sẽ kéo dài cho tới khi có một sự cải thiện rõ ràng trong cán cân thương mại.”

Một vài nhà quan sát giờ đây lo ngại một cơn khủng hoảng ngân hàng giữa lúc khả năng thanh toán bằng tiền mặt, những khoản vay từ đối tượng không có kế hoạch sử dụng tốt và không đảm bảo sẽ được thắt chặt hơn.

“Đòi hỏi phải có hành động khẩn cấp trong lĩnh vực tài chính,” theo Michael Pease, chủ tịch Diễn đàn Thương mại Việt Nam. “Bản chất dễ bị tổn thương của các định chế tài chính đang đe doạ không phải chỉ đối với khu vực tài chính trong nước và còn cho cả niềm tin của các nhà đầu tư ngoại quốc.”

Chính phủ Việt Nam – từ việc chấp nhận một chiến lược ưu tiên hàng đầu cho việc chiến đấu với lạm phát và cam đoan chỉnh sửa những khó khăn kinh tế khác – giờ đã hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 từ mức ấn tượng 8,5% được đặt ra năm ngoái xuống còn 7%.

Giám đốc IMF tại Việt Nam đã gợi ý nước này hãy hạ nhiệt nền kinh tế đang tăng trưởng “quá nóng” với mức lãi suất cao hơn và cắt giảm chi tiêu công, tự do hóa tỉ giá hối đoái và đẩy nhanh công cuộc cải cách các doanh nghiệp nhà nước.

Trong khi Bingham cho rằng IMF đã được “động viên” bằng các kế hoạch của chính phủ nhằm chỉnh đốn nền kinh tế, và ông kêu gọi cho “một chính sách cả gói cụ thể và có sức thuyết phục để củng cố niềm tin cho nhà đầu tư và hồi phục sự ổn định vĩ mô.”

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008


Vietnam economic boom hits high-speed wobbles

HANOI (AFP) — Vietnam’s economy, until recently a darling of foreign investors, has overheated and may be sliding into a boom-and-bust cycle that could require IMF-style assistance, analysts say.

The economy widely hailed last year as Asia’s next tiger has been battered by double-digit inflation, a ballooning trade gap, a tanked stock market and worries about the currency and banking sector.

Credit rating agencies Standard & Poor’s, Fitch and Moody’s and several investment banks have revised downward their outlooks for Vietnam at a time when the spectre of a US recession could spell global trouble.

Aseambankers Research said “the worst-case scenario would be for Vietnam to suffer massive capital flight, triggering a balance of payment crisis and forcing the country to go to the International Monetary Fund for help.”

Analyst Adam Le Mesurier wrote for consultancy DSG Asia that “an ‘IMF programme’ style policy response will be needed within six months,” including monetary and fiscal tightening and a dong currency devaluation.”

Many investors and donors in Vietnam remain upbeat about the market of 86 million, pointing to strong exports — including of food and oil — investment inflows, growing tourism, and the potential of its young workforce.

“It’s too easy to get excited and claim that Vietnam has gone from poster child to problem child,” said EU chief country representative Sean Doyle.

“But I’m not sure it’s very wise and very balanced … Vietnam, if it can keep steady, stick with the right policies, will be attractive.”

Nonetheless, the turnaround in investor perception has been stunning.

Communist Vietnam’s 2007 entry into the World Trade Organisation fuelled enthusiasm for the low-wage “mini-China,” bringing an influx of foreign cash.

Domestic investors gambled on a sky-rocketing stock exchange, the government went on a spending spree, and banks lent freely, fuelling rapid credit growth.

The wheels started to come off about half a year ago, when inflation hit double digits as the economy tried to digest six billion dollars in foreign direct investment (FDI) disbursed last year, or 8.4 percent of GDP.

Since the start of the year prices have galloped, driven by global food and energy costs, to 25 percent year-on-year inflation in May. Wage demands sparked 300 labour strikes in the first quarter alone.

“The wage-price spiral that appears to be beginning, if it becomes embedded, could make matters much worse,” said an HSBC report that predicted a rise to 30 percent inflation amid hoarding of commodities.

Another alarm bell sounded when surging imports drove the trade deficit to 14.4 billion dollars in May, compared to 12 billion dollars for all of 2007.

The stock market has tumbled amid tighter credit and falling investor confidence, turning from the world’s best to worst performing bourse. Last week it crashed below 400 points, from its high of over 1,100 in March 2007.

Many investors have bought gold or offloaded their value-losing dong for greenbacks, briefly sending the black market rate in Vietnam to 18,500 to the dollar last week, against the official rate of around 16,000.

Standard Chartered Bank said recently that the “Vietnamese dong has come under downward pressure, and such pressure is likely to persist until solid improvement is seen in the trade balance.”

Some observers now fear a banking crisis amid tighter liquidity, depositor-flight and non-performing loans.

“Urgent action is required in the financial sector,” said Michael Pease, chairman of the Vietnam Business Forum. “Vulnerability of some financial institutions threatens not just the domestic financial sector but also the confidence of foreign investors.”

Vietnam’s government — which has adopted a fight-inflation-first strategy and pledged other economic fixes — has lowered its 2008 economic growth target to 7 percent from last year’s blistering 8.5 percent.

IMF country chief Benedict Bingham has suggested Vietnam cool its “overheated” economy with higher interest rates and public spending cuts, freeing up of the exchange rate and accelerated reforms of its state-owned enterprises.

While Bingham said the IMF was “encouraged” by government plans to fix the economy, he called for “a concrete and convincing policy package that will bolster investor confidence and restore macroeconomic stability.”

Source: http://afp.google.com/article/ALeqM5hQe0oMsU0DIpZYmMC2CnEgimTscw

 

Share