Bước tiến mới trong quan hệ Việt-Nga

Nhiều nhà phân tích đang đặt câu hỏi rằng tại sao Việt Nam nổi tiếng với chủ nghĩa thực dụng lại có thể đến gần Nga với một thái độ tích cực như vậy. Tiếp sau, từ quan điểm của Việt Nam, mối quan hệ này sẽ mang lại những lợi ích và hứa hẹn gì trong tương lai?

Đẩy mạnh giao thương

Putin in VNChuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam hồi tháng Mười một năm 2013 là chuyến cấp cao lần thứ ba kể từ khi ông nhận nhiệm kỳ Tổng thống Liên Bang Nga. Trong chuyến viếng thăm này, Tổng thống Putin cùng chính phủ Việt Nam đã có các cuộc họp bàn về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Cụm từ này đã được áp dụng từ hồi năm ngoái, điều đó cho thấy cả hai nước đang tiến lại gần hơn và nuôi dưỡng mối quan hệ đặc biệt trong thời gian tới. Những hoạt động ngoại giao cao cấp đang ngày càng tăng càng làm rõ thêm những mong muốn thực sự của hai nước. Kể từ tháng Bảy năm 2012, lãnh đạo hai nước đã có không dưới bốn lần gặp nhau. Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có nhiều lần trao đổi với các phái đoàn.

Trong bối cảnh đó, số liệu thống kê thương mại song phương giữa hai nước lại khá khiêm tốn. Theo nguồn tin phân tích từ Nga, kim nghạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nga mặc dù tăng 20% trong năm 2012, nhưng chỉ đạt khoảng 3,6 tỷ USD – một mức thấp hơn nhiều so với kim nghạch thương mại của Việt Nam với các đối tác như Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ngay cả khi có những dự đóan chính thức (kết quả của một thỏa thuận thương mại tự do hiện đang được đàm phán giữa Việt Nam và các nước thuộc Liên minh Thuế quan Nga, Byelorussia và Kazakhstan), thương mại song phương giữa hai nước sẽ tăng lên 7 tỷ USD vào năm 2015 và khoảng 10 tỷ USD cho đến năm 2020. Nhưng không vì thế mà Việt Nam đánh giá thấp quan hệ đối tác với chính phủ của Tổng thống Putin. Nga vẫn là đối tác tốt nhất sau các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Nhiều nhà phân tích đang đặt câu hỏi rằng tại sao Việt Nam nổi tiếng với chủ nghĩa thực dụng lại có thể đến gần Nga với một thái độ tích cực như vậy. Tiếp sau, từ quan điểm của Việt Nam, mối quan hệ này sẽ mang lại những lợi ích và hứa hẹn gì trong tương lai?

‘Cảm giác an toàn’

Trong tâm tư người Việt, từ trước đến nay, Nga chưa bao giờ đem lại cho người Việt Nam bất kì cảm giác đe dọa nào, kể cả mặt kinh tế lẫn quân sự. Không giống như các cường quốc khác đối với Việt Nam, Nga không hề mang lại bất kì một hậu quả chiến tranh nặng nề nào cho Việt Nam trong thời kì chiến tranh Đông Dương. Ngược lại, xuyên suốt hàng thập kỉ bất ổn của Việt Nam, Nga đã giúp đỡ Việt Nam khá nhiều trong các cuộc chiến – bao gồm cả chiến tranh Campuchia – Việt Nam. Phần lớn mối quan hệ đối tác giữa hai nước có thể duy trì đến thời điểm hiện tại là do những mặt tốt đẹp trong lịch sử quan hệ hai nước từ những năm vừa qua.

Người Việt Nam đang kính phục quyền lực mềm của Nga vì không chỉ có quá nhiều người Việt Nam đã từng sử dụng vũ khí, khí tài quân sự của Liên Xô/Nga, mà hiện tại còn có hàng trăm nghìn người đang học tập và nghiên cứu tại Nga. Người dân Việt Nam biết quá rõ rằng, sự phong phú về công nghệ, khoa học, văn hóa và giáo dục của Nga đã ảnh hưởng sâu sắc và để lại hình ảnh khá tốt trong công chúng.

Trong khi phần lớn thế giới vẫn còn hoài nghi về môi trường doanh nghiệp ở Nga thì hiện có những ví dụ về người Việt Nam được đào tạo và lớn lên ở Nga đã mang lại những thành công khá ấn tượng. Một trong các trường hợp đó là Phạm Nhật Vượng – nhà tài phiệt đầu tiên của Việt Nam hiện đang ở trong danh sách những người giàu nhất thế giới theo tạp chí Forbes với tổng giá trị tài sản ở khoảng 1,5 tỷ USD.

‘Sâu sắc, gần gũi’ để phát triển

Khi để ý vào các thỏa thuận và các biên bản ghi nhớ được thiết lập giữa hai nước trong thời gian Tổng thống Putin có mặt tại Việt Nam, nhiều người sẽ lưu ý rằng các biên bản đó đang ngày càng được mở rộng lĩnh vực ảnh hưởng. Chúng bao gồm một loạt các kí kết liên doanh và các dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng khi đốt, xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Đông Dương, các sáng kiến giáo dục, sáng tạo và y tế. Ngoài ra, còn có một thỏa thuận về hợp tác quân sự cũng được nhắc đến. Những thỏa thuận này đang tạo nên nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác mang cả chiều sâu lẫn chiều rộng cho cả hai nước.

Hai bên đã có những cuộc thảo luận khá quan trọng về các vấn đề mang tầm quan trọng trong khu vực và toàn cầu diễn ra trong thời gian ông Putin có mặt tại Hà Nội. Hai bên đã trao đổi về tình hình an ninh và hợp tác khu vực ở thời điểm hiện tại, các vấn đề nhạy cảm như Syria và Biển Đông cũng đã được nhắc đến. Phù hợp với các cuộc đàm phán trước đó, các lãnh đạo của Nga và Việt Nam tuyên bố rằng tất cả các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ được giải quyết bằng biện pháp hòa bình chứ không sử dụng hoặc đe dọa vũ lực, và điều này hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và UNCLOS 1982. Sự hỗ trợ mạnh mẽ về các giải pháp chính trị và ngoại giao đối với cuộc khủng hoảng Syra của cả hai nhà lãnh đạo cũng đã cho thấy họ cũng sẽ làm như vậy trong tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nếu quan hệ đối tác chiến lược toàn diện được giải nghĩa theo “mối quan hệ có lịch sử sâu sắc, gần gũi, phát triển và xây dựng trên quan niệm tương tự ở khu vực và tòan cầu”, thì Việt Nam và Liên bang Nga hoàn toàn xứng đáng cho một mối quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc và toàn diện trong tương lai.

Thùy Dương chuyển ngữ, Phía Trước / Victor Sumsky, MGIMO/EAF

_______

Tiến sĩ Victor Sumsky là Giám đốc Trung tâm ASEAN tại Đại học MGIMO, Mát-xcơ-va.

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Share