Đại biểu Quốc hội: Nên thay lời xin lỗi bằng ‘văn hóa từ chức’

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng ông sẽ tiếp tục ở lại vị trí hiện hành mặc dù các đại biểu Quốc hội chỉ trích về cách ông điều hành nền kinh tế trong thời gian vừa qua.

Đại biểu Quốc hội yêu cầu Thủ tướng giới thiệu “văn hóa từ chức” và cung cấp các biện pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế trong cuộc chất vấn trực tiếp trên truyền hình nhà nước ngày hôm qua. Ông Dũng nói rằng ông không bao giờ “từ chối với bất kỳ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó”, cố ý đề cập đến việc ông được các Đảng Cộng sản Việt Nam bổ nhiệm lên chức vụ này.

Các suy đoán về tương lai chính trị của ông Dũng đã gia tăng trong bối cảnh có nhiều phê phán về cách ông quản lý nền kinh tế, trong đó bao gồm cả việc thất bại cải cách các doanh nghiệp nhà nước và giải quyết vấn đề tham nhũng trong giới chính trị thân hữu. Hồi tháng ông Dũng trước đã xin lỗi về những thiếu sót của chính phủ, một tuần sau khi người đứng đầu Đảng Cộng sản thừa nhận các lãnh đạo cao cấp đã “mắc sai lầm lớn”. Việc nhận lỗi đã làm nhiều người quan tâm vì quốc gia này đang đối mặt với các biến động chính trị nghiêm trọng cũng như trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.

“Những gì đang được phơi bày ở đây một mặt là khoảng cách lòng tin giữa các yếu tố khác nhau và ngày càng có nhiều tiếng nói trong đảng và bộ máy nhà nước, mặt khác là những lãnh đạo chóp bu ở đỉnh cao quyền lực, đặt biệt là muốn đưa ông Dũng ra để trừng phạt”, Jonathan London, trợ lý giáo sư tại Cục Nghiên cứu châu Á và quốc tế thuộc City University ở Hồng Kông nói.

Trước những lời chỉ trích của các đại biểu Quốc hội, ông Dũng tuyên bố sẽ cải thiện việc giám sát các tập đoàn nhà nước, xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm của các ngân hàng và giúp giảm thuế vào năm 2013 với các công ty đang gặp khó khăn. Các đại biểu cũng kêu gọi ông Dũng thay các lời xinh lỗi bằng văn hóa từ chức.

‘Văn hóa từ chức’

“Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại – là văn hóa từ chức [với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm]“, đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn. Các ý kiến trên không phải là lời yêu cầu Thủ tướng phải từ chức, ông Quốc nói với Bloomberg News qua điện thoại sau phiên chất vấn.

Việt Nam đang phấn đấu để phục hồi nền kinh tế giữa lúc tăng trưởng đang mức thấp nhất kể từ năm 1999 đến năm nay, và ngăn chặn nợ xấu hiện đang ở mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tình hình nợ xấu gia tăng hiện đang đe dọa sự ổn định hệ thống tài chính và đã khiến các ngân hàng không muốn cho vay, làm hạn chế các hoạt động của các doanh nghiệp và mức tiêu dùng trong nước.

Hai đại biểu khác tại phiên chất vấn ngày hôm qua đã thách thức ông Dũng, trong đó bao gồm cả vấn đề ông Dũng thất bại việc giải quyết những thiếu soát tại các công ty nhà nước. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho biết, “một số thành phần nghĩ rằng các biện pháp [của ông Dũng] đề ra đối với việc sửa chữa những hậu quả trên vẫn chưa đủ. Và họ đang thiếu kiên nhẫn”.

Thách thức quyền lãnh đạo

Hai đối thủ chính, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đang sử dụng vấn đề suy thoái kinh tế để thách thức sự lãnh đạo của ông Dũng, Tuong Vu – phó giáo sư tại Đại học Oregon cho biết hồi tháng trước. Ông Vu nói rằng mạng lưới cạnh tranh trong đảng đang ganh đua quyền lực và tiền bạc đến từ các nguồn doanh số tiêu thụ, từ các dự án xây dựng và giấy phép độc quyền trong các ngành công nghiệp như ngân hàng và năng lượng.

Trong tháng Chín vừa qua Thủ tướng đã ra lệnh một cuộc đàn áp đối với các blog khi họ tấn công khả năng lãnh đạo và cáo buộc ông tham nhũng. Theo Carl Thayer, giáo sư chính trị tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, thì một số người đồn đoán hồi tháng trước tháng rằng ông Dũng có thể bị bãi nhiệm trong buổi họp hội nghị trung ương của Đảng Cộng sản.

Nền kinh tế Việt Nam hiện đang “trì trệ” do các khoản nợ xâu tăng cao và hàng hóa bị tồn kho không bán được tại nhiều công ty. Ông Dũng nói đó là “vật chướng ngại” chính khiến kinh tế không thể phục hồi. Ông nói rằng chính phủ sẽ xem xét một gói ưu đãi miễn thuế trong nửa đầu năm 2013 nhằm giúp các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang bị cản trở bởi nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, trong khi ngân hàng thì kiềm hãm vốn cho vay do tỷ lệ nợ xấu gia tăng, ông Dũng nói. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói trước Quốc hội hôm 13 tháng Mười một rằng tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 30 tháng Chính là khoảng 8,82%.

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, theo Phía Trước
Nick Heath
, Bloomberg News

* Tựa đề do CTV đặt lại từ bài Vietnam Premier Pledges to Aid Companies, Boost Economy.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Share