Đơn Kiến nghị gửi Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi Văn Phòng Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền

Tên tôi là Phạm văn Điệp , Công dân Việt Nam  sinh ngày 12.6.1968

Nơi sinh: Quảng Tiến , Sầm Sơn , tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Địa chỉ tạm thời: LB Nga, Petrozavodsk, phố Drevlanka  22/1-84

Tôi là nạn nhân, chịu thiệt hại  từ những hành vi  của Nhà nước Việt Nam không tôn trọng những quyền con người  đã được nêu trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền 1948 và Công Ước Quốc tế về quyền chính trị và dân sự 1966 mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết thực hiện. Cụ thể như sau:

Ngày16 tháng 2 năm 2007 tôi là Công dân Việt Nam sử dụng chỉ một hộ chiếu quốc gia Việt Nam từ năm 1992 đến nay đã từ Liên Bang Nga về Việt Nam để  hội họp và bàn thảo với Đảng Dân chủ Việt Nam. Buổi họp hoàn toàn ôn hòa tại tư gia ông Hoàng Minh Chính (Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam) và ông Lê Hồng Hà (đã về hưu) trên cơ sở dùng quyền tự do hội họp ôn hòa và lập hội  theo Công tước quốc tế về quyền chính trị và dân sự 1966 điều 21: Quyền hội họp ôn hòa phải được công nhận và 22 khoản 1. Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình. Cũng như những điều đã ghi trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền 1948 về quyền hội họp ôn hòa và lập hội Điều 20: 1) Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.

Tuy nhiên khi tôi sử dụng quyền này thì bị Công an là lực lượng vũ trang trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam bắt giữ tôi sau khi rời cuộc họp ngày 24/2/2007  và đe dọa loại bỏ tôi ra khỏi xã hội để họ khỏi phải lo lắng về một trật tự xã hội theo chủ ý của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Họ không những  vi phạm quyền  hội họp ôn hòa, lập hội của tôi mà họ còn không cho tôi rời Việt Nam vào ngày 7-3-1007 để đoàn tụ với vợ con tôi đang sống và làm việc ở bên Nga,  tức là họ vi phạm quyền tự do  theo điều 13  khoản 2 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền 1948.

Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương.  Tôi phải hủy vé máy bay sang Nga trên vé khứ hồi vào ngày 07 tháng 3 năm 2007  và phải ở lại Việt Nam ở trạng thái giam lỏng cho đến ngày 22 tháng 6 năm 2007 và bị quản chế. Công An Việt Nam đã cử người canh chừng, theo dõi mọi sinh hoạt của tôi. Thiệt hại của tôi trong lần đó là mất 3 tháng không có thu nhập (vì việc thu nhập và làm ăn của tôi ở Nga)  và một vé máy bay  bị hủy phải  mua vé máy bay ngày khác  vào  ngày 26 tháng 6 năm 2007.

Quyền  được xét xử minh bạch và công khai cũng không được tôn trọng ở Việt Nam  theo điều 9 khoản 4 và 5 của Công ước về quyền chính trị và dân sự 1966 . Tôi đã viết các loại đơn đòi xem xét, giải quyết phục hồi quyền lợi cho tôi, nhưng không được một tòa án hay cơ quan nào giải quyết dù chỉ một lần.

Tôi tiếp tục bị phân biệt đối xử khi ở nước ngoài khi  thủ tục gia hạn hộ chiếu. Họ chỉ gia cấp đổihộ chiếu cho tôi với thời hạn là 5 năm, nhưng cho mọi công dân khác là 10 năm, trong khi lệ phí và đi lại tốn kém tôi phải tốn gấp 2 lần.

Gần đây, ngày 23 tháng 4 năm 2013 tôi có di chuyến bay từ Liên bang Nga về Việt Nam và đến sân bay Nội Bài Hà Nội lúc 8 giờ 20 ngày 24 tháng 4 năm 2013. Tại nơi kiểm tra Hộ chiếu, cán bộ Kiểm tra đã không làm thủ tục nhập cảnh cho tôi  mà  dẫn tôi sang chỗ khác ngồi chờ. Sau đó  Công an xuất nhập cảnh Sân bay Nội Bài  và  cảnh sát cơ động lôi tôi về phía đi ra máy bay và  sau đó bẻ tay, cưỡng chế tôi, đẩy tôi vào tận bên trong máy bay để máy bay cất cánh về Moscow.  Tôi cho rằng họkhông có cơ sở pháp lý  gì trục xuấtcông dân Việt Nam sang nước khác là Liên Bang Nga. Họ đã vi phạm quyền trở về nước Việt Nam của tôi.

–  Căn cứ vào Công ước Quốc tế về quyền chính trị và dân sự 1966 điều 12:

 4) Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình.

–       Căn cứ vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948  Điều 13:

1)     Ai cũng có  quyền hồi hương.

Tôi cho rằng phía Công an Xuất nhập cảnh Bộ Công an  Việt Nam đã thô bạo vi phạm quyền trở về nước của tôi.

Điều đáng nói là từ trước đến nay tôi không có lần nào vi phạm và chưa bao giờ có một bản án nào dành cho tôi, nhưng sự phân biệt và đối xử làm hại đến sinh hoạt, đời sống chính trị của tôi, làm tổn hại đến kinh tế quyền tự do đoàn tụ gia đình của tôi vẫn cứ tiếp diễn và tôi cho rằng Nhà nước Việt Nam phải chấm dứt vi phạm các quyền con người  ghi trong các Công ước Quốc tế và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Theo nhìn nhận của tôi, Đất nước chúng tôi là đất nước thống nhất và hòa bình, mọi người đều có cơ hội đối thoại và trao đổi ôn hòa với nhau. Không có lý do gì để dùng bạo lực với nhau khi những người công dân muốn bày tỏ các quan điểm chính trị,hội họp, lập hội  để quan tâm bảo vệ và hỗ trợ nhau bằng lý lẽ.

Nhà nước Việt Nam hiện tại đang vi phạm những điều trong các Công ước quốc tế, cũng như hạn chế  các quyền  đó một cách vô căn cứ và không thông báo cho các nước thành viên lý do và thời hiệu. Mọi quyền của con người và công dân tuy ghi trong Hiến pháp, nhưng Nha nước Việt Nam không cho dân dùng vì Nhà nước  không soạn ra các luật để cho dân dùng các quyền đó. Trong trường hợp cụ thể của tôi thì có thể kết luận Nhà nước không tôn trọng và vi phạm các quyền trong  Công ước Quốc tế 1966 và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948  theo các điều sau:

1.Không tôn trọng Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền 1948  điều13

2)Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình

2. Không tôn trọng Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền 1948  điều 20:

1) Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.

3. Không tôn trọng Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền 1948  Điều 10:

Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.

4. Vi phạm Công ước Quốc tế về Chính trị và dân sự 1966 Điều 2.

Khoản 1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác.

Khoản 2. Trong trường hợp quy định trên đây chưa được thể hiện bằng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác, thì mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các bước cần thiết, phù hợp với trình tự pháp luật nước mình và những quy định của Công ước này, để ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này.

Khoản 3. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết:

a) Bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do như được công nhận trong Công ước này đều nhận được các biện pháp khắc phục hiệu quả, cho dù sự xâm phạm này là do hành vi của những người thừa hành công vụ gây ra;

5. Vi phạm Công ước Quốc tế về Chính trị và dân sự 1966 Điều 9.

Khoản 4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp.

Khoản 5. Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường.

6. Vi phạm Công ước Quốc tế về Chính trị và dân sự 1966 Điều 4:

Khoản 3. Bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này khi sử dụng quyền được hạn chế nêu trong điều này đều phải thông báo ngay cho các quốc gia thành viên khác, thông qua trung gian là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, về những quy định mà quốc gia đó đã hạn chế áp dụng và lý do của việc đó. Việc thông báo tiếp theo sẽ được thực hiện, cũng thông qua trung gian trên, vào thời điểm quốc gia chấm dứt việc áp dụng sự hạn chế đó.

Vi phạm Công ước Quốc tế về Chính trị và dân sự 1966 Điều 9

Khoản 5. Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường

7. Vi phạm Công ước Quốc tế về Chính trị và dân sự 1966 Điều12:

Khoản 2. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình .

Khoản  4) Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình.

Yêu cầu:

1.   Điều tra những hành vi không tôn trọng và vi phạm các Công ước quốc tế về quyền Chính trị và dân sự 1966 và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 theo những điều liệt kê trên trong trường hợp của tôi.

2.   Kết hợp với những tình nguyện viên là các Công dân Việt Nam đã sẵn sàng hợp tác (khoảng vài ngàn người ) và những nạn nhân của hành vi  vi phạm nhân quyền trên cả nước Việt Nam và phải được tiếp xúc với bất cứ ai đang bị cô lập, giam tù để  hiểu rõ về những gì đã xảy ra và đang xảy ra đối với họ .

3.   Xem xét những văn bản pháp quy  đang có hiệu lực ở Việt Nam có nội dung hạn chế các quyền đã công nhận trong Công ước quốc tế về quyền Chính trị và dân sự 1966 và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 và có kết luận cảnh báo Nhà nước Việt Nam về sự cần thiết hủy bỏ các văn bản sai trái đó, trong trường hợp cụ thể mà tôi quan tâm là  Nghị định 38/2005/CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ và Thông tư Số: 21/2011/TT-BCA ngày 25 tháng 04 năm 2011 của Bộ Công An.

4.    Lập ra quyết định và nêu biện pháp với thực trạng về thực thi nhân quyền ở Việt Nam.

Vậy tôi viết đơn này kính mong  Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền  xem xét và đáp ứng.

Người viết đơn

Công dân Việt Nam Phạm văn Điệp

E-mail: vietnamdoanket@gmail.com

Tel: +79114039999

Hồ sơ, thông tin bổ sung về tôi lưu ở trang web http://phamvandiep.blogspot.ru/

Share