Giảm nhiệt ở Biển Đông

Chúng ta có thể thấy, việc giải quyết các tranh chấp quốc tế trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) thường là cần thiệt hoặc ít nhất có thể giúp tìm ra những giải pháp hợp lý cho các bất đồng bằng một quyết định công bằng trong chiều hướng khiến cho các bên tham gia tranh chấp dịu lại dù họ có muốn chấp nhận kết quả hay không. Điều này đã khiến cho vấn đề thêm phần phức tạp.

Các trường hợp điển hình

Nguyên Cố vấn An ninh Philippines Roilo Golez chỉ vào "đường lưỡi bò chín đoạn" vô lý của Trung Quốc trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila. Ảnh: Kyodo

Có thể thấy điều này qua các vụ việc như Úc đệ trình đơn kiện Nhật Bản về vấn đề săn bắt cá voi. Một vài trường hợp khác, chẳng hạn vấn đề tranh châp hàng hải và lãnh thổ ở Biển Đông. Khi các tranh chấp được đưa ra tòa án, nó không những ít có khả năng sẽ đạt được các kỳ vọng cơ bản của các bên tham gia mà việc đưa ra một giải pháp để cả hai bên có thể chấp nhận cũng là một điều khá khó khăn.

Trong bài viết trên East Asia Forum, Donald Rothwell đã đưa ra những lập luận khá thuyết phục cho rằng, việc áp dụng luật biển thông qua Tòa án Quốc tế để giải quyết các tranh chấp lãnh thỗ qua việc hợp tác khai thác tài nguyên biển hay bất cứ yêu cầu quyền lợi của các bên tham gia là một tiến trình khó có thể đạt tới.

Giáo sư Rothwell nhận định rằng, ‘Quyết định được Tòa án Quốc tế đưa ra ngày 19/11/2012 để giải quyết trường hợp tranh chấp hàng hải giữa Colombia và Nicaragua trong vùng biển Caribe có một số điểm liên quan đến tranh chấp ở khu vực Biển Đông, đặc biệt là về quan hệ pháp lý của các tính năng hàng hải tranh chấp dưới Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982’. Tòa án đã xem xét một loạt vấn đề không chỉ có các điểm tương đồng với những khía cạnh quan trọng trong việc tranh chấp lãnh hải Biển Đông mà còn thiết lập tiền lệ để làm sáng tỏ luật pháp quốc tế liên quan.

Kết luận của Rothwell tranh luận trong bối cảnh Biển Đông, quyết định trong vụ của Nicaragua và Colombia  đưa ra vài giải pháp cho rằng, ngay cả khi chủ quyền lãnh thổ đã được thiết lập trên vùng biển đang bị tranh chấp và các quyền lợi hàng hải xung quanh, có khả năng các vùng chủ quyền lãnh thổ đó sẽ gây ra một loạt các vụ kiện cáo pháp lý trên lãnh vực hàng hải, điều này sẽ tạo lợi thế cho bên có thế lực hơn hoặc gây ra tổn hại cho các bên tham gia.

Đảo tự nhiên ≠ EZZ

Đây là một kết luận cực kỳ quan trọng đòi hỏi phải có sự tính toán và xem xét kĩ càng.  Trong phân tích của Rothwell đã chỉ ra rằng, có rất ít sự đảm bảo trong khả năng các bên tham gia tranh chấp mong đợi cơ hội giành chiến thắng để tuyên bố chủ quyền về tài nguyên và lãnh thổ khi một nghị quyết được thông qua về chủ quyền trên các lãnh thổ hàng hải.

Sở dĩ có sự phân tích như vậy bởi vì trong vụ tranh chấp giữa Bangladesh và Myanmar, phán quyết được đưa ra trong năm 2012 của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, nói rằng các hòn đảo tự nhiên, khi được duy trì với 7.000 dân (một hòn đảo lớn chứ không phải các quần thể đảo chìm) không được phép tạo ra Vùng Kinh tế Độc quyền của riêng mình (EEZ) (bởi khi nó được quyền tạo ra vùng kinh tế độc quyền thì sẽ tạo ra một bức tường chắn các vùng kinh tế độc quyền của các quốc gia lân cận tính từ bờ biển ra. Phán quyết của Tòa án tối cao trong vụ Nicaragua và Colombia đã chứng minh cho thấy rằng các luật lệ pháp lý về hàng hải đang phát triển liên tục, tạo lợi ích cho các lợi ích kinh tế và thương mai biển, đồng thời xóa bỏ các tác nhân pháp lý lạc hậu trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ hàng hải.

Trong bài phân tích vừa mới đăng, Sourabh Gupta đã xem kĩ khả năng Philippines sẽ đưa ra Thông báo và Tuyên bố yêu cầu bồi thường lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), trong nỗ lực vô hiệu hóa đường chín đoạn của Trung Quốc bao gồm gần như toàn bộ khu vực Biển Đông.

Gupta phân thích và làm rõ sự lạc quan của Philippines về khả năng thành công trong hồ sơ vừa đệ trình lên Tòa án, chứng minh rằng tuyên bố của Trung Quốc trong đường chín đoạn là trái với Công ước Liên Hiệp QUốc về Luật Biển (UNCLOS), một cái nhìn đã được sự khích lệ từ phán xét của Tòa án Quốc tế gần đây tuyên bố bác bỏ ý tưởng rằng các đặc tính đất liền và thềm đất liền chủ quyền có thể làm ảnh hưởng đồng thời đưa ra yêu sách đối với không gian biển rộng lớn.

Hành động của Philppines được dự đoán sẽ gây thêm mối bất hòa với Trung Quốc và làm phức tạp thêm vấn đề đang tranh chấp cần được giải quyết, việc này đồng thời đã khiến Hoa Kỳ phải miễn cưỡng tham gia vào cuộc tanh luận này.

Gupta nói thêm, “Cho đến khi Trung Quốc làm rõ những cơ sở pháp lý của họ khi tuyên bố đường chín đoạn, hoặc cung cấp các tài liệu chứng minh thềm lục địa lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Ranh giới Thềm Lục địa (mà đã làm được phần nào trên Biển Đông), tất cả các tuyên bố trước đây và hiện tại của Trung Quốc trên biển Đông sẽ không phù hợp và không được xác lập về mặt pháp lý”. Điều này cũng sẽ xảy ra và áp dụng tương tự với Philippines.

Đàm phán thực tế và hợp tác khai thác

Trong khi nó có thể là quá muộn, Gupta kết luận rằng “Thay vì coi việc nộp khiếu nại pháp lý là một việc cứng rắn, Philippines nên ngồi lại và đàm phán các thỏa thuận thực tế, cùng nhau hợp tác khai thác các nguồn lực đang có trên Biển Đông”. Sự thành công của chiến lược hợp tác như vậy sẽ đẩy Trung Quốc từ ý kiến “tuyên bố  chủ quyền phù hợp với luật pháp và các pháp lý của UNCLOS” của mình sang chấp nhận các mục đích kinh tế và thương mại biển hiện đại.

“Chấp nhận một biên giới thềm lục địa có thể chia sẽ chủ quyền trên phương diện pháp lý bên cạnh sự bất hợp lý trong các vấn đề đất liền/địa chất trong vùng Biển Đông – đồng thời hạn chế các hoạt động cứng rắn để ổn định các đường trung tuyến giả trong thời gian tạm thời – sẽ là một bước tiến đầu tiên đầy khích lệ”.

Đã có một phương án được đưa ra (mà Trung Quốc đã tham gia), trong đó các lợi ích về chủ quyền và tài nguyên trong Biển Đông có thể thương lượng, đàm phán dưới sự hỗ trợ của lụât biển. Điều này sẽ góp phần đẩy nhanh tíên trình và đạt đến kết quả như mong muốn trong các vòng đàm phán.

Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Peter Drysdale, EAF

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Share