Hứa hẹn về một nước Việt Nam dân chủ

Các học giả và những người bất đồng quan điểm chính trị công bố một bản tuyên ngôn

Sự đấu tranh cho một nền dân chủ và cải cách chính trị ở Việt Nam đã tìm được một khẩu hiệu để giương cao. Nó được gọi là Kiến nghị 72, với con số “72” tượng trưng cho số học giả và những cựu công chức trong chính quyền, những người đã soạn và đề nghị một bản hiến pháp khác thay thế cho bản đang có hiệu lực. Kiến nghị 72, cùng với những đệ trình để thay đổi quan trọng khác, có thể sẽ xóa bỏ hệ thống chính trị một đảng duy nhất tại Việt Nam.

Nhưng liệu bản Kiến nghị 72 có thể làm được gì thì đến nay còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, những gì mà chính phủ chưa đáp ứng đúng với nguyện vọng của lòng dân thì chính nhân dân đã tự tạo ra những ảnh hưởng nhất định để mang tới những thay đổi cần thiết đó.

Những thay đổi mạnh mẽ

Nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc lấy lòng người dân bằng việc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp thay vào đó đã mang lại những phản ứng ngược. Cho đến nay thì Việt Nam vẫn chưa tỏ ra thật tâm trong việc dân chủ hóa đất nước, bản Hiến pháp sửa đổi của chính quyền vẫn tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ máy cầm quyền duy nhất.

Trong khi đó, Kiến nghị 72 mong muốn xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, xóa bỏ tình trạng chuyên chế của Đảng Cộng sản và mở ra con đường cải cách dân chủ cho Việt Nam. Không chỉ là hứa hẹn về một hệ thống đa đảng, Kiến nghị 72 còn đặt nền tảng cho những thay đổi về tư hữu đất đai – điều mà hiện nay đang còn rất xa tầm tay của người dân Việt Nam.

Được xem như là một phương án thay thế cho bản Hiến pháp hiện hành, Kiến nghị 72 còn xa mới đạt được sự hoàn hảo, nhưng đó là một sự trỗi dậy đầy quyết liệt đối kháng lại với cái đang có. Những điểm quan tâm chính ở bản Hiến pháp mới của Kiến nghị 72 là sự tách rời quyền lực [tam quyền phân lập] được bảo đảm bởi hệ thống kiểm soát và cần bằng, và bảo vệ quyền con người tuân thủ theo Bản Tuyên ngôn chung về quyền con người. Bản Hiến pháp mới cũng đề ra lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải với Đảng Cộng sản như chính quyền đã đề nghị trong những tu chánh án mới đây.

Rõ ràng, những thay đổi mạnh mẽ này hướng tới những cách để Việt Nam lột xác trở thành một nền dân chủ tự do – một tương lai đã bị ngăn cản bây lâu nay bởi thể chế hiện tại và cả trước đây. Không có gì nếu không rõ ràng, rằng Kiến nghị 72 đang tìm cách vạch ra một chương mới cho đất nước.

Mặc dù những người hoài nghi có thể coi bản Hiến pháp thay thế này như một nổ lực thất bại khác trong việc cải cách chính trị ở Việt Nam, nhưng vẫn có những lý do để tin vào một điều gì đó khác trong lần này.

Những người ủng hộ từ bên trong

Sức mạnh của bản Kiến nghị này không phải là một bản thay thế cho bản Hiến pháp hiện hành. Những nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền đã đấu tranh bấy lâu nay cho sự cải cách, nhưng chưa nổ lực nào có được một giai đoạn đáng chú ý như hiện nay.

Với một chính quyền đang bị phản đối và thủ tướng phải đối mặt với một nền kinh tế trì trệ, tồi tệ hơn nữa là sự không hài lòng với những thay đổi trong bản Hiến pháp mới – quá trình “đối thoại” với người dân gần như chẳng được chính quyền tiếp nhận – chưa kể là với sự góp mặt của mạng Internet và truyền thông xã hội đang đóng vai trò mạnh mẽ trong việc tạo nên một xã hội mở và kết nối hơn, những nhân tố này đã hội tụ đủ để có một cơn bão hoàn hảo cho sự thay đổi.

Tuy nhiên, vượt xa hơn cả cơn bão hoàn hảo này, đó chính là những tác giả của bản Kiến nghị 72, những người đã mang sự tín nhiệm và sức nặng của họ vào trong bản Hiến pháp thay thế. Trong số 72 chữ ký này có cả những đảng viên của chính Đảng Cộng sản Việt Nam. Một người ủng hộ đáng chú ý là tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc – học giả luật và cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp, và ông Hồ Ngọc Nhuận – hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Kiến nghị 72 không phải là một làn sóng ngầm mà nó là một thử thách rõ ràng, cởi mở, và thẳng thắn đối với Đảng Cộng sản cũng như các lãnh đạo hiện nay, không chỉ đơn giản là từ người dân mà còn từ chính những nhân tố cấu thành bên trong Đảng Cộng sản.

Trưng cầu dân ý

Tính tới nay, bản Hiến pháp thay thế này đã nhận được 12.000 chữ ký trực tuyến. So sánh với hơn 40 triệu người ủng hộ bản sửa đổi bổ sung Hiến pháp được Đảng Cộng sản nêu ra thì có lẽ bản Kiến nghị 72 sẽ chết yểu.

Tuy nhiên, nếu có chăng đúng là như thế thật thì chính phủ hiện tại của Việt Nam cũng cần có một chút phản ứng đối với một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này và cho phép người dân được lựa chọn giữa bản Hiến pháp của nhóm Kiến nghị 72 và bản bổ sung bởi chính quyền. Nếu bản sửa đổi của chính quyền được nhân dân ủng hộ, như lời Đảng đã tuyên bố, thì việc bỏ phiếu tuyệt đối sẽ nghiêng về bản sửa đổi này.

Đối mặt với hai lựa chọn này, quyết định được người dân chọn lựa thì nên để cho họ tự đưa ra; và hai lựa chọn mà người dân phải đối mặt là ủng hộ tình trạng như hiện nay hay là yều cầu thay đổi bản mới.

Mặc dù vẫn còn những hiểm nguy khó lường trước mắt – bất cứ một loại thay đổi nào cũng luôn chứa đầy những khó khăn và rủi ro, và dù cho sự khăng khăng của chính quyền về sự ủng hộ của khoảng 40 triệu người dân cho bản sửa đổi Hiến pháp của họ, thì không khó để cảm nhận được sự thay đổi đang bay bỏng trong bầu không khí chính trị ở Việt Nam.

Một cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp thay thế có thể giải quyết ước vọng của người dân một cách dễ ràng và hiệu quả nhất; tuy nhiên, bất cứ một cuộc trưng cầu dân ý nào cũng đều phải có sự quan sát nghiêm ngặt từ quốc tế, bao gồm cả sự có mặt của các quan sát viên tại các điểm bỏ phiếu. Điều này nhằm mục đích loại bỏ hoặc ít nhất là ngăn chặn các trường hợp bỏ phiếu bất hường hoặc người dân bị chính phủ đe dọa. Có thể xem đây là một khoảnh khắc bắt đầu cho Việt Nam, tính chính trực của cuộc trưng cầu dân ý cần được gìn giữ và bảo vệ.

Không cần biết là Kiến nghị 72 có thành công hay không, nhưng rõ ràng quan cảnh chính trị ở Việt Nam đã thực sự thay đổi. Một nơi mà trước đây chỉ có những lời ra tiếng vào về cải cách chính trị, chủ yếu được khuấy lên bởi giới blogger và người dân, chính phủ đơn giản chỉ cần đàn áp và bịt miệng phía đối nghịch. Nhưng giờ đây, với chính những thành viên của Đảng Cộng sản đang cất tiếng nói về sự cải cách, có vẻ như cải cách không chỉ đơn thuần có thể xảy ra mà thực sự sắp xảy ra rồi.

Dù cho chính phủ có đồng ý hay không đồng ý thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý, có lẽ sẽ không thể nào dừng lại được làn sóng cải cách chính trị bất ngờ này. Nếu không phải là Kiến nghị 72 thì cũng có thể là một cái gì đó khác. Cái đập đã bị vỡ và thể chế cộng sản, có lẽ tương tự như những người dân trong một ngôi làng nằm ngay trong làn nước cuốn, sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài: hoặc là chạy đi chỗ khác và tiếp tục theo một hướng mới, hoặc là bị cuốn phăng đi bởi nguồn nước không thể tránh được.

Việt Khôi chuyển ngữ, Phía Trước  / Vũ Đức Khanh, Asia Sentinel

Luật sư Vũ Đức Khanh hiện là giáo sư luật bán thời gian tại Đại học Ottawa, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế. Ông là cộng tác viên thường xuyên của Asia Sentinel và BBC Tiếng Việt.

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Share