Hy vọng về nền dân chủ tại Việt Nam

Tháng trước, tại phiên họp cuối cùng trong năm 2013 của kì họp Quốc khóa thứ 6 khóa XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa khẳng định tính độc đảng trong bản Hiến pháp sửa đổi. Nhưng ở Việt Nam, tình hình xã hội và chính trị đang thay đổi với tốc độ ngày càng nhanh, liệu bản hiến pháp sửa đổi có thể mang lại triển vọng phát triển cho nền dân chủ của đất nước 90 triệu dân hay không?

Theo tiêu chuẩn của nền dân chủ tự do, Việt Nam hiện 0ang là một nước theo chế độ độc đoán [một đảng]. Ba nhánh quyền lực – hành pháp, lập pháp và tòa án – vẫn còn dưới sự kiểm soát độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, và họ ngăn chặn bất kỳ tư tưởng nào muốn phát triển độc lập hay có quyền hạn ngang bằng với Đảng. Hơn nữa, một yếu tố quan trọng khác của nền dân chủ là xã hội dân sự, hiện tượng đang được giám sát cực kì chặt chẽ tại Việt Nam. Chính vì thế, Việt Nam khó có thể được coi và đánh giá là nước có nền dân chủ tự do theo cách tự nhiên.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến triển đáng chú ý kể từ khi đất nước bắt đầu chính sách kinh tế thị trường theo định hướng đổi mới trong cuối thập niên 1980. Các cải cách chính trị cũng đã được thực hiện, mang lại một số thay đổi đáng kể và tạo ra một số điều kiện tiền đề cho sự phát triển dân chủ trên toàn quốc cho tương lai.

Các cải cách chính trị đáng chú ý nhất có thể nói chính là khôi phục và tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa chính quyền trung ương – địa phương. Bắt đầu từ những năm cuối thập niên 1990, phương pháp phân cấp được thực hiện bởi chính quyền trung ương đã mang lại quyền tự chủ lớn hơn cho chính quyền địa phương trong việc ban hành và thực thi các quyết định. Điều này đã tạo ra những thuận lợi và mang lại một số thay đổi cho chính quyền địa phương mà đôi khi có tính chất khác biệt với những mong đợi từ chính quyền trung ương. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, chính quyền trung ương đã thắt chặt và cân nhắc kĩ lưỡng hơn đối với các chính sách của địa phương có yếu tố tự do hóa.

Việc phân cấp cũng đã gia tăng sự khác biệt của tiềm lực kinh tế giữa các địa phương, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn sáng tạo của chính quyền địa phương ở khu vực đó. Thành phố Đà Nẵng – một thành phố ven biển miền Trung – là một ví dụ đáng chú ý.

Trong hơn một thập kỉ qua, Đà Nẵng được biết đến trên toàn quốc như một thành phố năng động và đáng sống nhất Việt Nam. Khi đặt vào tình hình chung ở Việt Nam, Đà Nẵng có những chỉ số và chỉ tiêu phát triển khá đáng quan tâm. Một số chỉ tiêu để đánh giá sự thịnh vượng của Đà Nẵng bao gồm quản trị tốt, tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ lấy nhân dân làm trung tâm. Ngoài ra, các cấp lãnh đạo của Đà Nẵng được đánh giá khá cao trong cả hành vi và thái độ quản lí địa phương. Trong đó, sự quản lí đặt dân chủ hóa lên hàng đầu cho lãnh đạo thành phố. Theo cơ quan đánh giá Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính Công cấp tỉnh ở Việt Nam, thành phố được xếp hạng đặc biệt cao trên cả sáu chỉ số số quan trọng, và tất cả đều liên quan đến sự tham gia dân chủ và tính dân chủ hóa, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát tham những, thủ tục hành chính và dịch vụ công .

Trường hợp của Đà Nẵng cho thấy mặc dù Việt Nam được xếp hạng khá thấp theo sáu tiêu chí trên (đánh giá bởi các tổ chức như Polity IV Project, Freedom House, International Transparency and World Audit) nhưng những thay đổi ở các cấp địa phương có thể mang lại những kết quả khá khả quan.

Một yếu tố quan trọng nhất ở đây có lẽ thuộc về người lãnh đạo. Sự phát triển thịnh vượng của Đà Nẵng thường được nhắc đến với sự lãnh đạo đầy sức lôi cuốn và thẳng thắng của ông Nguyễn Bá Thanh, cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng. Ông Nguyễn Bá Thanh hiện đang được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bổ nhiệm làm lãnh đạo và quản lý Ủy ban Nội chính Trung ương để lấy lại sự kiểm soát về nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả việc chống tham nhũng.

Quan điểm và phong cách lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh được các bên trung lập nói rằng ông là một lãnh đạo độc tài, nhưng đồng thời ông cũng có thẩm quyền và người tài ba. Những hành động và chính sách của ông Thanh tại Đà Nẵng đều rất khác biệt so với các đồng nghiệp của mình.

Đà Nẵng và Nguyễn Bá Thanh là một ví dụ khá thú vị cho thấy rằng, dưới sự cai trị độc đảng, dân chủ hóa có thể bắt đầu từ phía dưới chứ chưa cần ở các cấp hàng đầu. Một câu hỏi được đặt ra ở đây rằng: Liệu lãnh sự lãnh đạo độc đoán như vậy có cần thiết cho sự phát triển và dân chủ ở cấp địa phương nhưng liệu nó có thành công ở mức xa hơn, là cấp quốc gia hay không?

Sự phát triển chính trị của Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy điều đó có thể xảy ra – rằng dưới chế độ độc đảng, những lãnh đạo cá nhân có năng lực có thể tạo ra cơ hội cho sự phát triển dân chủ.

Qua những điều trên, có thể thấy rằng sự phát triển chính trị ở Việt Nam được chia ra làm hai hướng: Thắt chặt quyền lực ở cấp quốc gia và dân chủ hóa tại địa phương. Tuy nhiên, những thay đổi có tính chất dân chủ ở cấp địa phương có thể mang đến những thay đổi tương tự ở cấp quốc gia.

Thùy Dương chuyển ngữ, Phía Trước / Nguyễn Hồng Hải, EAF

Nguyễn Hải Hồng hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Queensland.

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Share