Nguyễn Tiến Trung đón sinh nhật lần thứ 30 trong nhà tù Việt Nam

5 years,
your voice I couldn’t hear
your smile I couldn’t see
My heart filled with memories
and the shared moonlight, only…

Những dòng thơ này tôi viết trong nỗi buồn tột độ khi mà vị hôn phu của tôi, Nguyễn Tiến Trung, một tù nhân lương tâm tại Việt Nam, không được trả tự do trong lần ân xá xét theo sắc lệnh của chính phủ vào ngày Quốc khánh Việt Nam (mùng 2 tháng 9 ) vừa qua. Trong đợt đại ân xá này chỉ có 5 tù nhân được trả tự do và trong đó chỉ có duy nhất một người là được dự luận biết đến rộng rãi – đó là blogger Phan Thanh Hải (tức blogger AnhbaSG ) thuộc Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do. Anh được trả tự do khi chuẩn bị kết thúc thời gian thụ án trong vòng 1 tháng tới.

Chuyến thăm giữa Trung và bố mẹ anh chỉ diễn ra vỏn vẹn ngắn ngủi chưa đầy 30 phút vào ngày 5 tháng 9 vừa qua. Khoảng thời gian ấy chỉ đủ để Trung nêu lên danh sách các quyển sách mà anh ấy muốn gia đình chuyển vào, như thể anh không suy nghĩ gì về  việc mình được trả tự do sớm. Vào ngày 16 tháng 9 là sinh nhật của anh ấy. Nghĩ đến cảnh Trung đón sinh nhật thứ 30 của anh ở trong tù, tâm trạng tôi buồn khôn xiết.

Vào năm 2009, Trung bị kết án với tội “tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa” và cáo buộc có các hành vi “tổ chức chống phá chính quyền” bởi các bài viết nói lên quan điểm bất đồng đối với chính quyền cũng như sự lãnh đạo của anh trong các tổ chức chính trị ôn hoà tại Việt Nam. Trước khi bị bắt, anh đã bị buộc phải đi nghĩa vụ quân sự mặc dù anh đang có một công việc toàn thời gian và theo học bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Việt Nam.

Trung đã bị trục xuất khỏi quân đội vào ngày 6 tháng 7 năm 2009, một tháng trước khi anh hoàn thành thời gian quân dịch của mình, chỉ để bị bắt vào sáng ngày hôm sau, 7 tháng 7 năm 2009. Trung bị bắt khi anh 25 tuổi. Thật buồn khi anh bước sang tuổi 30 trong trại giam.

NTT-Trung-DC

Theo chiều kim đồng hồ: Cô Tạ Phong Tân, Nguyễn Tiến Trung, Trang Đêm, Trọng SG, Huỳnh Công Thuận, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ( Ảnh: Phan Thanh Hải-AnhbaSG )

Trung chỉ là một trong hàng trăm trường hợp những nhân vật bất đồng chính kiến và các blogger độc lập hiện đang phải đối mặt với các hành động quấy nhiễu và bắt giam vô cớ từ phía chính quyền Việt Nam. Trên Facebook, bạn bè chúng tôi truyền tải một bức hình được chụp từ những ngày vui năm 2008. Trong bức ảnh gồm có Trung, các blogger khác như Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải) và Tạ Phong Tần, được chụp bởi anh Phan Thanh Hải trong lúc họ ngồi trò chuyện bên một hàng trà đá vỉa hè ở Sài Gòn. Năm năm sau, 4 trong số họ đã bị bắt giam trong đó gồm có blogger Điếu cày, Tạ Phong Tần, Trung và Phan Thanh Hải. Hai trong số những người còn lại hiện tại đã rời khỏi Việt Nam. Hai người còn lại tại Việt Nam vẫn đang phải chịu những quấy nhiễu vô cớ từ chính quyền và lực lượng an ninh.

Những gì đã xảy ra với những blogger trong bức ảnh đã nói lên một hiện trạng khá nhức nhối mà các blogger tại Việt Nam hiện đang đối mặt: Cuộc sống chỉ dễ dàng khi chúng ta im miệng và nhắm mắt; và đối với bất kì ai có những suy nghĩ độc lập, cấp tiến, nói ra sự thật – chỉ nói lên là những điều họ nghĩ  và chia sẻ, kết bạn với những người có tư tưởng giống mình – thì ngay lập tức sẽ thấy quyền tự do của mình bị đe dọa bởi các hành động từ phía  chính quyền.

Những hãy nhìn vào những gương mặt thân thiện và sáng ngời trong bức ảnh trên – ai dám nói họ là kẻ thù của nhà nước? Tất cả những gì họ làm là dùng trí tuệ và lòng dũng cảm của mình để thách thức quyền lực chỉ vì lợi ích và quyền lợi cho đồng bào của họ. Nhưng một chính quyền luôn đàn áp thì cảm thấy bị đe dọa bởi những suy nghĩ độc lập và tự do vốn luôn dành được trái tim và tình cảm của người dân.

Nguyen Tien Trung - Amnesty International

Trong bất kì một quốc gia nào, những nhà bất đồng chính kiến luôn là thiểu số, dù họ là thiểu số có thể làm nên lịch sử. Do đó, họ cần sự bảo vệ và đoàn kết từ các tiếng nói trên thế giới để đảm bảo sự an toàn và tự do của họ. Đã 5 năm kể từ khi Trung bị bắt giam, mặc dù tôi đã làm mọi cách vận động cho anh. “Đường cung của vũ trụ đạo đức rất dài”, quả thực rất dài, đặc biệt đối với những người phải trải qua những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ trong nhà tù chỉ vì nói lên suy nghĩ của mình.

Tôi chia sẻ câu chuyện của mình như một lời kêu gọi tới các tổ chức quốc tế và các tổ chức nhân quyền thế giới. Nhân dịp sinh nhật 30 tuổi của Trung, một lần nữa tôi kêu gọi sự giúp đỡ của các bạn: Hãy nói lên quan điểm và hành động của mình để yêu cầu chính quyền Việt Nam trả do cho Trung và bảo vệ những tiếng bất đồng chính kiến chính trị ở Việt Nam

Nguyễn Thị Hường, Amnesty International
Hoàng Trung
dịch

Share