Những làn sóng xung đột ở Biển Đông

MANILA – Đối mặt với nguy cơ đụng độ có thể xảy ra giữa các thành viên quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, ASEAN đã nhanh chóng thúc đẩy khởi động lại quá trình đàm phán để tìm ra một giải pháp chung nhằm giải quyết ổn thỏa những mâu thuẫn đang nổ ra tại Biển Đông.

Các vòng tròn được vẽ theo kích thước để cho biết số vụ tranh chấp của mỗi quốc gia và các đường nối cho thấy các nước có liên quan trong các vụ tranh chấp. Biểu đồ nhỏ bên tay phải cho thấy số vụ tranh chấp tính theo từng thập kỷ. Ảnh: Sam Pepple/Sample Cartography/Foreign Affairs.

Ảnh: Các vòng tròn được vẽ theo kích thước để cho biết số vụ tranh chấp của mỗi quốc gia và các đường nối cho thấy các nước có liên quan trong các vụ tranh chấp. Biểu đồ nhỏ bên tay phải cho thấy số vụ tranh chấp tính theo từng thập kỷ. Ảnh: Sam Pepple/Sample Cartography/Foreign Affairs.

Cuộc gặp cấp bộ trưởng các nước ASEAN được tổ chức tại Brunei từ ngày 30 tháng Sáu đến ngày 2 tháng Bảy vừa qua đã chọn một hướng tiếp cận khác biệt rất lớn so với kết quả từ cuộc gặp trước đó tại Phnom Penh, nơi mà ASEAN đã thất bại trong cả việc đối thoại các vấn đề liên quan đến tranh chấp tại biển Đông.

Lần này, cuộc họp tại Brunei đã thành công cả trong việc gây dựng được sự nhất trí trong toàn bộ các nước ASEAN về vấn đề này và cả trong việc thuyết phục Trung Quốc nhằm đám phán và tiến tới một thỏa thuận bắt buộc cho tất cả các bên. Bắc Kinh đã đồng ý đón tiếp các quan chức cấp cao để đàm phán về một thỏa thuận chung vào tháng Chín năm nay. Cuộc gặp sẽ được hỗ trợ bởi những nổ lực song song tới từ “Những chuyên gia” trong việc phác họa một dự thảo cho dự luật mới đối với khu vực biển quan trọng này.

Năm nay, quyền chủ tịch do Brunei dẫn dắt nên các hoạt động trở nên năng động hơn rất nhiều. Các lãnh đạo Đông Nam Á cũng đã đồng ý đưa những tranh chấp Biển Đông ra làm chủ đề chính trong các cuộc hội đàm trong buổi Hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức vào tháng Tư vừa qua. Thất bại trong việc chấm dứt những mâu thuẫn giữa các bên đã đe dọa đến an ninh khu vực và giấy lên những câu hỏi về sự thống nhất liên tổ chức của nhóm ASEAN.

Một cuộc gặp gỡ giữa các học giả được tổ chức vào đầu năm nay tại Bangkok và đồng tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Á của Ấn Độ và Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Thái Lan đã tụ tập các nhà phân tích chiến lược khu vực hàng đầu với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khối đoàn kết ASEAN và nhanh chóng thiết lập bộ quy tắc ứng xử (CoC) dành cho khu vực.

Kết quả của cuộc hội thảo đã cho thấy dáng dấp của một cơ chế giải quyết mẫu thuẫn trong khu vực, điều mà đã được đẩy tới cho các chính phủ của các khu vực liên quan và các tổ chức liên chính phủ. Đề xuất được đưa ra từ cuộc hội thảo đã cho thấy một sự hội tụ giữa các luồng trao đổi thứ nhất (các chính phủ) và luồng thứ hai (các học giả), với việc cả hai luồng đều nhận ra sự cần thiết trong việc nhận diện các mâu thuẫn trên phương diện ngoại giao trước khi chúng nổ thành một cuộc đụng độ nảy lửa.

Theo hướng như trên, Chủ tịch nước Việt Nam Truong Tấn Sang đã thực hiện một cuộc viếng thăm Trung Quốc vào cuối tháng Sáu vừa qua với mục đích tăng cường mối quan hệ chính trị song phương, bằng cách đẩy mạnh tần suất các cuộc trao đổi cấp cao và đi xa hơn trong việc thành lập cơ quan Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt–Trung. Cả hai bên đều cho biết đã có các cuộc trao đổi về những mâu thuẫn trên biển, và đồng ý tìm kiếm các nguyên tắc nhằm giải quyết sự khác biệt giữa hai nước một cách êm đẹp.

Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng về một giải pháp dài hạn mà cả đôi bên có thể chấp nhận và đồng ý bám sát vào các điều khoản của luật quốc tế cũng như Tuyên ngôn về Hành xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea) trong việc giải quyết những mâu thuẫn lãnh thổ hai phía. Ông Sang cũng tìm kiếm sự hợp tác sâu rộng hơn giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

Cả hai cũng đã ký vào một thỏa thuận nhằm thiết lập đường dây nóng để quan lý các vụ đụng độ xảy ra từ các hoạt động trong khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, những thỏa thuận này thuận theo kiên quyết của Trung Quốc về việc giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán song phương chứ không phải đa phương. Do đó, liệu Trung Quốc có đồng ý đàm phán một thỏa thuận bắt buộc với ASEAN hay không thì vẫn chưa rõ. (Thỏa thuận năm 2002 do phía ASEAN đề xuất không mang tính ràng buộc pháp lý nên thiếu đi các cơ chế áp đặt và củng cố).

Chí ít về mặt nguyên tắc, sự đồng ý của Trung Quốc trong việc khởi động lại các cuộc đàm phán nhằm hướng tới một thỏa thuận bắt buộc đa phương đã làm cho nhiều nhà phân tích chiến lược phải ngạc nhiên.

“Trung Quốc và các quốc gia ASEAN là những láng giếng gần nhau và chúng ta giống như những thành viên của một đại gia đình vậy”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mới của Trung Quốc Vương Nghị nói trong Hội nghị cấp Bộ Trưởng ASEAN tại Brunei. “Chúng tôi tin rằng một ASEAN năng động, thịnh vượng và đoàn kết với việc tìm kiếm sức mạnh lớn hơn thông qua đại đoàn kết chính là mối quan tâm chiến lược của Trung Quốc”.

Vì đã từng là Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản (từ năm 2004-2007), ông Vương Nghị có kinh nghiệm đáng kể trong việc quản lý khủng hoảng và kiểm soát thiệt hại ngoại giao. Một điều vô cùng quan trọng là ông Vương đã tuyên bố tại Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN rằng Trung Quốc sẵn sàng xóa bỏ mọi sự “gây rối” và “chen ngang” vào sự phát triển về quy tắc ứng xử bắt buộc với các thành viên của ASEAN.

Cũng vào lúc này, Trung Quốc xem việc Philippines dựa giẫm vào Hoa Kỳ nhiều hơn và việc nước này mong muốn tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản là một nhận định “sai lầm chiến lược”. Tuy nhiên, trong Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN, ông Vương đã thể hiện một Trung Quốc hiền lành với việc “tiếp tục xử lý hợp lý sự khác biệt cụ thể với một vài quốc gia thông qua sự tư vấn một cách thân thiện”.

Sau vài tháng đi lại liên tục qua châu Âu và Trung Đông, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thể hiện mong mỏi của Washington về một giải pháp ngoại giao nhanh chóng đối với các mâu thuẫn đang diễn ra tại khu vực này.

“Chúng tôi có mối quan tâm mạnh mẽ liên quan đến những mâu thuẫn đang diễn ra tại Biển Đông cũng như trong cách hành xử giữa các bên”, ông Kerry cho biết trong Hội thảo cấp Bộ trưởng giữa ASEAN và Hoa Kỳ cùng lúc diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN tại Brunei. “Chúng tôi rất hi vọng được sớm nhìn thấy những tiến trình về một thỏa thuận chung mạnh mẽ giữa các nước nhằm giúp sự ổn định trong khu vực quan trọng này”.

Tín hiệu lẫn lộn

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về việc liệu lãnh đạo của Trung Quốc có mong muốn hay có khả năng kìm chế Lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân nân và các lực lượng bán quân sự của nước này hay không. Cả hai lực lượng này đều là những thành tố quan trọng trong các cuộc đối mặt gần đây trên Biển Đông.

Sau khi bảo vệ Bãi Scarborough có tranh chấp sau các cuộc đối mặt với lực lượng của Philippine hồi năm ngoái, Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn kiểm soát chặt chẽ hơn trong những tuần gần đây ở khu vực bãi san hô giàu khí đốt bên ngoài đảo Palawan thuộc phía tây Philippines.

Philippines đã không còn cách nào khác ngoài việc tìm kiếm hỗ trợ từ bên ngoài, chủ yếu từ Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhằm đảm bảo sự kiểm soát họ ở Bãi Thomas Thứ hai (Second Thomas Shoal) – một cửa biển quan trọng tới khu vực rặng san hô có tranh chấp. Vì Philippines đã tăng cường lực lượng của họ tại khu vực bãi Thomas Thứ hai, Trung Quốc đã đưa ra những lời cảnh báo về một “trận phản kháng” trên đài trung ương của nước này vào hôm 29 tháng Sáu.

Đáp trả vào ngày hôm sau đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippine Albert Del Rosario đã buộc tội Trung Quốc “quân sự hóa” Biển Đông, trong khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philipine Voltaire Gaznmin đã kêu gọi thiết lập và tăng cường lực lượng quân đội Nhật Bản nhằm củng cố sự có mặt quân sự của quân đội Hoa Kỳ tại Philippines.

Căng thẳng gia tăng và những lời lẽ chói tai đã dấy lên những dấu hiệu buồn về bộ quy tắc ứng xử chung của ASEAN. Đối với những người ủng hộ cho bộ quy tắc ứng xử này, việc ưu tiên là phải bám chặt vào các cuộc đàm phám nhắm vào một bộ các quy tắc bắt buộc các thỏa thuận đồng thời có thể kiểm soát cách hành xử của các bên và giải pháp tranh chấp liên quan tới nhiều hơn hai nước.

Thỏa thuận dạng này có thể sẽ mở rộng logic của bộ quy tắc ứng xử không bắt buộc năm 2002, kêu gọi giải pháp hòa bình giữa các tranh chấp và từ bỏ mối đe dọa cũng như sử dụng sức mạnh nhằm tiến xa hơn về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Nó cũng phù hợp hợp với đề xướng “quy tắc 6 điểm” được tài trợ bởi Indonesia, việc nhấn mạnh vào giải pháp cho các tuyên bố về biển dựa trên luật quốc tế, ví dụ như Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Từ quan điểm của Trung Quốc, một thỏa thuận hoạt động theo quan điểm tối thiểu của khu vực có thể cho phép Bắc Kinh giải quyết các tranh chấp chỉ liên quan đến một trong các nước hàng xóm Đông Nam Á của họ. Các nhà phân tích chiến lược dự đoán Bắc Kinh sẽ thúc đẩy sự chia rẽ này khi các cuộc hội thảo được tổ chức tại Trung Quốc vào tháng Chín tới đây.

Mặt khác, những người ủng hộ thỏa thuận hành theo quan điểm tối đa đang chờ đợi một thỏa thuận đầy đủ hơn và cho phép (i) đặt câu hỏi về tuyên bố chủ quyền theo đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông, và (ii) tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp có thể củng cố được đồng thời có thể giúp ngăn chặn các nước láng giềng nhỏ bé hơn bị Trung Quốc đánh bại theo kiểu đàm phán song phương.

Cho tới thời điểm này, có vẻ những lãnh đạo ASEAN, từ những quốc gia đang đứng mũi chịu sào như Việt Nam cho đến những lãnh đạo không chính thức của khu vực Indonesia, đều có suy nghĩ theo phiên bản tối thiểu như đề cập ở trên. Phiên bản tối thiểu này được xem như một hướng tiếp cận khả dĩ hơn, và trùng hợp với khuynh hướng cơ quan hóa của ASEAN.

Điều này có thể dẫn tới một mức độ chia rẻ giữa Philippines và Việt Nam, hai quốc gia ASEAN với tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ nhất với Trung Quốc. Với việc cân bằng khôn khéo các mối quan hệ với hai sức mạnh lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam hiện đang ở vị trí thuận lợi hơn so với Philippines để có thể cùng đẩy tới một đột phá thông qua các tranh chấp song phương đơn thuần cũng như một thỏa thuận hành xử cho toàn khu vực.

Đối với Philippines, một thỏa thuận hành xử theo quan điểm tối đa có thể là một cách tốt nhất để đi tiếp, chính bởi vì các kênh giao tiếp của họ với Bắc Kinh đã bị giới hạn một cách nghiệm trọng bởi sự hợp tác sâu về an ninh với Nhật và Hoa Kỳ. Nhưng trong khi ASEAN đang cố gắng hòa giải những tư tưởng khác biệt này trong một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông thì mối lo về một cuộc đung độ quân sự vẫn đồng thời đang ngày càng gia tăng.

Anh Khôi chuyển ngữ, Phía Trước  / Richard Javad Heydarian, Asia Times Online

Share