Sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam: Tại sao Washington cần quan tâm

Vào ngày 21 tháng Mười vừa qua, Quốc hội Việt Nam bắt đầu nhóm họp kéo dài hơn một tháng tại Hà Nội. Các đại biểu dự kiến sẽ phê chuẩn một bản phiển pháp mới trong kỳ hợp này. Theo những diễn biến mới thì nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững trong năm vừa qua, tuy tăng trưởng thập hơn 2% so với mục tiêu 7% mà chính phủ đã đề ra. Một số vấn đề khác cũng sẵn sàng đề cập để được giải quyết tại cuộc họp bao gồm việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các cuộc thảo luận về kế hoạch kinh tế trong tương lai và sửa đổi luật đất đai hiện hành.

Việt Nam đã nổi lên như một đối tác ngày càng quan trọng của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á–Thái Bình Dương. Trong tháng Bảy vừa qua, sau 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, Tổng thống Obama cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đồng ý nâng mối quan hệ Việt–Mỹ lên một tầm cao mới thành hợp tác toàn diện. Trong bối cảnh này, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã chú ý nhiều hơn đến sự phát triển bên trong Việt Nam, đặc biệt là các yếu tố mang tính lâu dài. Một trong những sự phát triển này là việc sửa đổi hiến pháp của Việt Nam được soạn hồi năm 1992.

Bên cạnh việc các nhóm nhân quyền kêu gọi lần sửa đổi hiến pháp mới này nên tạo điều kiện để bầu cử đa đảng có thể diễn ra, nhưng một vấn đề khác cũng quan trọng không kém – điều mà mà chính phủ Hoa Kỳ quan tâm và thảo luận – chính là Điều 19. Điều 19 cho phép Việt Nam tiếp tục lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa rằng các chính sách của chính phủ cho đến nay đã được xây dựng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước dễ dàng tíêp cận đất đai, vốn đầu tư và hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý. Việc sửa đổi các điều khoản về doanh nghiệp nhà nước là một điều mang tính chiến lược cao, nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg tại New York vào tháng trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cam kết sẽ cải cách khu vực kinh tế nhà nước và tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài trong vòng năm năm tới. Theo ông Dũng, trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tập trung chủ yếu vào việc phát triển các cơ sở hạ tầng công cộng, các lĩnh vực đang bị hạn chế như đầu tư tư nhân, mở cửa cạnh tranh cho các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Chuyến thăm của Nguyễn Tấn Dũng đến New York được xem như một bước tiến của Hà Nội trong vịêc thúc đẩy, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam giữa lúc nền kinh tế có dấu hiệu hạ nhiệt và đi xuống trong vài năm gần đây. Khi Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Obama và các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ trong chuyến thăm Tòa Bạch Ốc hồi tháng Bảy vừa qua, ông đã tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong thỏa thuận Hiệp định Thượng mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ và hơn 10 quốc gia khác. Ông Sang đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ tạo tiền đề hỗ trợ cho Việt Nam trong việc quyết định tham gia hiệp ước này. Một trong những chương trong TPP cũng nêu rõ sự liên quan đến việc kêu gọi các nước thành viên tạo ra một sân chơi bình đẳng đối với các doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Việc sửa đổi Điều 19 là một chủ đề gây khá nhiều tranh cãi trong giới cầm quyền tại Việt Nam. Trong mùa hè vừa qua, Quốc hội đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chưa từng có giữa các nhân vật lãnh đạo cấp cao trong chính phủ và các đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối với Hà Nội, các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ nắm giữ hầu hết các điểm then chốt trong nền kinh tế. Các lãnh đạo bảo thủ muốn giữ nguyên cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước, với lý do đem lại sự hỗ trợ hữu ích cho đất nước “tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa”. Việc này cũng đồng thời bỏ qua vai trò lớn của các doanh nghiệp nước ngoài và đầu tư tư nhân trong việc đầu tư vốn, mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như trở thành một trong những điểm đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực, nước đi đầu trong xuất khẩu gạo, hàng may mặc, giày thể thao và đồ nội thất.

Kể từ khi cải cách kinh tế thị trường trong cuối những năm 1980, các doanh nghiệp nhà nước vẫn là thành phần quan trọng, chủ lực của nền kinh tế, chiếm khoảng 40% sản lượng kinh tế của cả nước.  Tuy nhiên, khi Việt Nam trở nên cởi mở hơn với đối các các nhà đầu tư nước ngoài từ giữa những năm 2000, các lĩnh vực kinh doanh ngoại vi nổi lên trong nước đã làm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ rất lớn bởi sự đầu tư không thành công  trong các lĩnh vực bên ngoài chuyên môn.

Ở đây, điểm khó khăn cho Hà Nội là trong khi các lãnh đạo hiểu được sự cần thiết phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và nền kinh tế nói chung, họ vẫn hy vọng sẽ làm được những điều đó trong khi vẫn giữ tầm quan trọng thiết yếu của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tương lai. Đây không phải là để nói rằng Việt Nam đã không đạt được tiến bộ về cải cách doanh nghiệp nhà nước trong những năm gần đây khi số lượng các công ty thuộc sở hữu của chỉnh phủ đã giảm từ 12.000 đến khoảng 1.300.

Các quan chức Hoa Kỳ chỉ ra rằng, Việt Nam là một trong các đối tác đàm phán hợp tác quan trọng nhất trong hiệp định TPP. Tương lai của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam gắn chặt với TPP – về nguyên tắc sẽ yêu cầu thành viên đặt tất cả các doanh nghiệp, nhà nước hay tư nhân, trên một sân chơi bình đẳng. Trong bối cảnh đó, thất bại của Hà Nội trong việc phê chuẩn một điều khoản liên quan đến cơ chế thị trường thân thiện hơn và ​​hạn chế vai trò của doanh nghiệp nhà nước sẽ gây thất vọng cho các công ty Hoa Kỳ. Nó cũng sẽ gửi tín hiệu trái ngược nhau về mức độ và sự tín nhiệm của Việt Nam, đặc biệt là sau các chuyến thăm của Chủ tịch Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ trong ba tháng vừa qua.

Một trong những ưu đãi của chính phủ trong việc sửa đổi các quy định doanh nghiệp nhà nước trong hiến pháp là đầu tư nước ngoài đã chậm lại trong những năm gần đây. Năm ngoái, đầu tư nước ngoài chiếm 51,6 tổng sản lượng nội địa của Việt Nam, giảm từ 53,3 trong năm 2010, trong khi con số trung bình cho toàn khu khu vực Đông Nam Á là 56,4% . Một tác dụng ngắn hạn của việc thay đổi chính sách mang tính đột phá trong khi chi phí lao động vẫn tiếp tục tăng có thể dẫn Việt Nam đến nguy cơ tụt hậu lâu dài cũng như giảm các nguồn vốn nước ngoài so với các nền kinh tế đang phát triển khác trong khu vực như Compuchia  và Miến Điện.

Điều đó nói rằng, Việt Nam vẫn là một điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngòai. Trong một cuộc khảo sát về tiềm năng kinh doanh trong khối ASEAN do Phòng Thương mại Hoa kỳ và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Singapore công bố, các nhà điều hành doanh nghiệp đã xem Việt Nam là điểm đến hấp dẫn thứ hai để mở rộng thị trường kinh doanh ở Đông Nam Á chỉ sau Indonesia. Quốc gia này cũng đã nổi lên như một cơ sở cho các công ty công nghệ toàn cầu, nhưng với một nền kinh tế hai tầng, trong đó đầu tư nước ngòai, các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp nhà nước đang di chuyển theo hướng ngược lại với nhau. Những điều này tiếp tục cản trở tiềm năng tăng trưởng của đất nước cũng như năng lực cạnh tranh tổng thể trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm tới.

Đảm bảo các quy định thị trường thân thiện trong hiến pháp sẽ giúp tạo niềm tin khá lớn cho các nhà đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để chính phủ thực sự cam kết thực hiện những chính sách cải cách kinh tế có ý nghĩa. Qua việc Washington và Hà Nội tăng cường các cuộc đàm phán để nâng cấp quan hệ kinh tế trong hiệp định TPP, chính phủ Hoa Kỳ và khu vực tư nhân muốn thấy Hà Nội thật tâm thực hiện và tăng cường những cam kết cải cách mà Việt Nam đã từng hứa hẹn. Và quan trọng hơn, đây cũng là cơ hội để Việt Nam trở thành một đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng quốc tế.

Thùy Dương chuyển ngữ, Phía Trước / Murray Hiebert, CSIS

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Share