Tái cơ cấu ngành ngân hàng tại Việt Nam

Vào tháng Ba năm 2012, chính phủ Việt Nam đã tuyên bố một ‘lộ trình’ dành cho việc cải tổ ngành ngân hàng ở Việt Nam với tên gọi là Quyết định 254. Đây chính là sự đáp lại đối với các vấn đề đã nổi lên sau khi tín dụng bùng phát hai con số lên đến 32-54% mỗi năm trước thời điểm 2011 dẫn đến nhiều mối cho vay vô tội vạ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chịu sức ép và buộc phải cho phép các tập đoàn khổng lồ nhà nước sở hữu các ngân hàng – điều này đồng nghĩa với việc cho phép một số ‘tập đoàn kinh tế lớn’ có chung sự sở hữu và vay mượn nhập nhằng với nhau. Vào năm 2011, Việt Nam đã thắt chặt các chính sách nhằm giải quyết vấn nạn lạm phát hai con số, và do đó, lộ rõ sự yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng. Những khoản nợ xấu được ước tính một cách chính thức lên tới 6-8% trong toàn bộ tài sản ngân hàng, nhưng con số thực sự thì còn lớn hơn nhiều – chủ yếu bởi vì hành vi đầu tư theo kiểu đánh đề của một số ngân hàng.

VIETNAM-BANKING-SAVINGS-RATESSự thiếu tự tin không thể tránh khỏi giữa những người vay và người đầu tư trong ngành ngân hàng, và sự thiếu chắc chắn trên bảng tài chính của các ngân hàng cũng như con đường đến những luật định trong tương lai đã ảnh hưởng tới mức phát triển tín dụng đưa Việt Nam vào mức 7% trong năm 2012. Sau đó, tăng trưởng GDP tiếp tục giảm sút xuống 5.03%. Do đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần phải hành động và tái cơ cấu thành công khối kinh tế ngân hàng trước thời gian chót là năm 2015.

Nhưng sau 12 tháng kể từ khi Quyết định 354 được ban hành, Ngân hàng nhà nước chỉ làm được rất ít như áp đặt việc sát nhập năm (trong tổng số mục tiêu là 10) cơ quan tài chính. Trong khi hai tuyên bố mới đây – Việt Nam sẽ thành lập một công ty giám định quản lý để xử lý và giải quyết những khoảng nợ xấu của ngân hàng tại Việt Nam; cũng như tạo nên một ủy ban hợp tác ở mức độ cao nhằm giám sát quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng – đang được xem như dấu hiệu đáng mừng, thì hệ thống ngân hàng của Việt Nam cần phải được cải cách rộng mạnh hơn nữa.

Tính tới thời điểm hiện tại, ngoài việc xảy ra một số đột biến đối với việc rút tiền gửi tại các ngân hàng, Việt Nam đã tránh được những khủng hoảng ngân hàng lớn. Điều này không có nghĩa là mọi chuyện sẽ yên ổn trong thời gian tới. Khi khủng hoảng châu Á bắt đầu vào năm 1997, Indonesia cũng đã có những khoảng nợ xấu lên tới 8% trong toàn bộ lượng tài sản ngân hàng. Một khi xảy ra việc rút tiền đột ngột bắt đầu, và chính phủ bị ép buộc phải bảo đảm lượng tiền gửi để có thể ổn định lại hệ thống ngân hàng, thì lượng nợ xấu nhảy vọt và nhanh chóng nuốt trọn hệ thống ngân hàng. Lý do cho điều này khá đơn giản. Khi các tập đoàn lớn sở hữu các ngân hàng mà họ vay, họ sẽ vẫn vui vẻ mà không trả nợ đúng hẹn những khoản vay này khi mà họ biết rằng những người đóng thuế mới chính là những người đang mất tiền để trả chứ không phải họ.

Do đó, việc Ngân hàng Nhà nước hoạt động hiệu quả là điều rất quan trọng, và hiện nay Việt Nam cho thấy họ đang hoạt động trong mối quan hệ với những bộ khác để lấy lại quyền sở hữu ngân hàng từ những tập đoàn kinh tế lớn. Đây là cách duy nhất để đảm bảo những nhóm kinh tế này một lần nữa không chuyển sang những ngành kinh doanh không phải chuyên ngành chủ chốt như ngân hàng. Ngoài ra, theo như Quyết định 254, những ngân hàng thương mại do nhà nước sở hữu vẫn sẽ nắm thế thượng phong trong ngành ngân hàng của Việt Nam sau khi tái cơ cấu. Những ngân hàng này không nên được quá nhiều ưu đãi để cho các tập đoàn nhà nước vay tiền, và những tập đoàn nhà nước được vay mượn tiền thì phải có tín dụng tốt cũng như khả năng trả nợ. Vì những lý do này, việc cải tổ những tập đoàn nhà nước và tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng ở Việt Nam là cách hiệu quả duy nhất nếu chúng xảy ra liên tiếp. Điều này giúp mang lại một cơ chế cho ủy ban hợp tác liên chính phủ đang được xây dựng ở thời điểm hiện tại.

Ngân hàng nhà nước cũng phải nhìn vào những vấn đề liên quan tới sở hữu chồng chéo giữa các ngân hàng nhỏ hơn. Ví dụ, nếu ngân hàng A bị yêu cầu phải tăng vốn thì họ phát hành cổ phiếu, và những cổ phiếu này lại được mua bởi ngân hàng B dùng chính tiền gửi của ngân hàng B. Điều này làm thất bại hoàn toàn mục đích vốn có trong việc làm cho người sở hữu ngân hàng A mạo hiểm hơn đối với vốn của họ, và thay vào đó làm tăng mối hiểm nguy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Những kiểu chơi bạc với tiền vốn ngân hàng thì liên quan tới những khoản nợ xấu. Ví dụ, nếu công ty C có một khoản nợ xấu ở ngân hàng A, công ty C này có thể xuất hành trái phiếu. Ngân hàng A lúc đó liền mua những trái phiếu trên, và công ty C lại dùng tiền từ nguồn trái phiếu để trả tiền nợ cho ngân hàng A. Bằng cách này, khoản nợ xấu của công ty C sẽ biến mất trong bản cân đối tài chính của ngân hàng A – nhưng công ty C vẫn còn nợ khoản tiền đã vay (hoặc thậm chí còn lớn hơn) đối với ngân hàng A dưới dạng trái phiếu.

Một kiểu đánh bạc khác xảy ra khi ngân hàng mua bán rào chông lại các khoản nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng dùng tài sản để đảm bảo các khoản vay được khấu trừ trước khi các ngân hàng trích lập dự phòng đối với các khoản vay xấu. Một vài ngân hàng khác lại định giá quá cao các tài sản mà họ giữ nhằm làm giảm lượng tiền cần thiết để đảm bảo tránh khỏi nợ xấu.

Những kiểu hành vi đánh bạc với tiền vốn ngân hàng này làm cho những nhà đầu tư và những người gửi tiền đứng ngồi không yên. Chúng cũng làm hoen ố đi sự tín nhiệm đối với ngân hàng nhà nước với vai trò như một người điều hành thận trọng.

Sự tín nhiệm đó sẽ trở nên cực kỳ quan trọng khi mà những ngân hàng nước ngoài hoạt động mạnh mẽ hơn ở thị trường trong nước. Ngân hàng Nhà nước cần làm việc chặt chẽ với những nhà hoạch định ngân hàng trên khắp thế giới. Khi mà những ngân hàng nước ngoài gặp sự cố chẳng hạn, thì liệu các chi nhánh ở Việt Nam có được cứu hay không và được cứu bởi ai thì có thể dẫn tới tranh cãi.

Tóm lại, việc tái cơ cấu ngân hàng ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào những hoạt động hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước không chỉ cần trở nên đáng tin cậy mà còn là nơi điều hành thận trọng các chính sách tiền tệ, và Ngân hàng Nhà nước cũng có vai trò giao tiếp lập trường chính sách cũng như định hướng cho công chúng trong nước. Với sự lưu tâm này, Việt Nam vẫn còn một khoảng đường khá dài phía trước trong việc hướng tới sự chuyển dịch vào một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.

Anh Khôi chuyển ngữ,  Phía Trước
Suiwah Leung, ANU – EAF

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Share