Tranh chấp Biển Đông làm căng thẳng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Từ năm 1991, mối quan hệ toàn diện Việt Nam– Trung Quốc đã phát triển nhưng vẫn còn bị kìm hãm nhiều bởi các vụ tranh chấp tại Biển Đông

Sự liên quan của các tranh chấp ở Biển Đông đối với mối quan hệ song phương trong tương lai của Việt Nam và Trung Quốc thực sự khó mà xử lý được, và giải pháp cuối cùng cho những mâu thuẫn này có thể hoàn toàn bị rơi vào tình thế vô định.

Tính khó xử lý của các tranh chấp này xuất phát từ bản chất phức tạp của chúng cũng như những sự trì hoãn của các thỏa thuận có tiềm năng.

Đầu tiên, tuyên bố về chủ quyền của hai nước, đặc biệt là về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đều dựa vào bằng chứng lịch sử của mỗi nước. Tính chính xác của những bằng chứng này đều vừa phức tạp mà lại đau đơn, nhưng không phải là không thể nếu cả hai bên đều tự nguyện tham gia vào một cơ quan chức năng phân định đủ thẩm quyền và được sự đồng thuận của cả hai phía. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn luôn từ chối tìm kiếm giải pháp từ tòa án quốc tế khi liên quan tới vấn đề tranh chấp tại Biển Đông, dù cho đó là một lựa chọn quan trọng để đi đến một giải pháp triệt trong tinh thần hòa bình.

Thứ hai, các luật lệ quốc tế liên quan tới phân xử vấn đề biển đảo trong trường hợp tranh chấp ở Biển Đông rất dễ gây tranh cãi và không được định nghĩa cụ thể và rõ ràng. Điều này là do những quan điểm khác nhau về trạng thái của các đặc tính hình thành nên hai quần đảo và những quyền lợi biển đảo đi kèm với chúng. Trong một đệ trình chung với Malaysia lên Ủy ban về Ranh giới Thềm Lục địa vào đầu thằng 5 năm 2009, Việt Nam đã hàm ý giữ quan điểm rằng những đặc tính của hai quần đảo không đủ tiêu chuẩn để được gọi là các đảo, do đó không có cái gọi là Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa của riêng chúng. Nhưng trong công hàm thường (Note Verbale) gửi tới Tổng Thư kỳ Liên Hiệp Quốc phản đối về đệ trình chung ở trên, Trung Quốc đã giữ quan điểm đó và một số đặc điểm trong khu vực tranh chấp có đủ tiêu chuẩn để xem như là những đảo và theo đó là khu vực biển liên quan, khu vực đặc quyền kinh tế và cả thềm lục địa.

Những quan điểm khác nhau này có thể được giải quyết nhờ một quá trình trọng tài quốc tế. Nhưng khi những phân xử được đưa ra bởi quá trình này có khả năng lớn sẽ được dựa trên Điều 121 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) thay vì dựa vào những bằng chứng cụ thể, không chỉ Trung Quốc mà cả Việt Nam cũng có thể cảm thấy không hào hứng trong việc lựa chọn con đường có thể gây bất lợi cho mình.

Thứ ba, những tranh chấp ngày càng trở nên khó xử lý bởi đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ ra nhằm khẳng định chủ quyền của họ, với việc ý nghĩa cũng như nền tảng hợp pháp của Trung Quốc cũng chưa một lần làm rõ. Công hàm thường (Note Verbale) của Trung Quốc ở trên có giải thích thêm về tuyên bố của họ về đường lưỡi bò nhưng thất bại trong việc làm rõ các ý đó.

Trong công điện hàm (Note Verbale) này, Trung Quốc không chỉ tuyên bố về chủ quyền của họ trên các hòn đảo ở khu vực tranh chấp và khu vực “nước biển lân cận” nhưng đồng thời cũng cho biết họ đã thực sự tận hưởng “thẩm quyền lãnh hải trong khu vực nước biển liên quan”. Thuật ngữ “vùng nước biển lân cận” và “vùng nước biển liên quan” thực sự rất nhập nhằng, làm cho người khác phân vân không hiểu đây có phải cũng là loại nước biển được định nghĩa trong UNCLOS hay không, hay đây là toàn bộ khu vực nước nằm trong đường lưỡi bò. Vì đường lưỡi bò cắt sâu vào trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tính nhập nhằng về ý nghĩa của nó lại càng làm cho nó khó khăn hơn trong việc định nghĩa rõ ràng khu vực bị tranh chấp và xa hơn là làm căng thẳng mọi nổ lực giúp giải quyết các tranh chấp này.

Vì tính bất khả trị của các tranh chấp, nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra mà làm cho mối quan hệ song phương dường như “nóng ngoài mà lạnh trong”. Những tai nạn đáng chú ý gần đây nhất đó là việc một tàu tuần tra biển của Trung Quốc đã cắt dây cáp thăm dò địa chấn của Việt Nam trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5 năm 2011, Trung Quốc đề xuất khai thác đầu thầu tại chín lô trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tháng 6 năm 2012, và việc một tàu tuần tra của Trung Quốc bắn vào tàu đánh cá của Việt Nam trong khu vực gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 3 năm 2013.

Nhưng những sự cố như thế này đã không ngừng làm nảy sinh căng thẳng giữa hai nước. Tại Việt Nam, theo sau vụ cắt cáp tàu thăm do, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra, và những nhà lãnh đạo Việt Nam đã lên tiếng mạnh mẽ chống lại sự hung hãn của phía Trung Quốc. Còn tại đất nước 1.3 tỉ dân, theo sau sự cố bắn tàu đánh cá vào tháng 3 năm 2013, tờ Hoàn cầu Thời báo đã cho chạy một tiêu đề “Philippines và Việt Nam có thể sẽ đối mặt với nhiều vấn đề hơn nếu họ chọn phương án đối mặt trực tiếp với Trung Quốc”.

Một cách hữu dụng để có thể thấy được tần suất các tranh chấp nổ ra đã làm căng thẳng các mối quan hệ song phương như thế nào là xem xét các tuyên bố được đưa ra bởi người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Việt Nam. Ví dụ, trong năm 2012, các căng thẳng song phương như việc Trung Quốc đơn phương ra lệnh ngừng đánh bắt cá, được đăng tải mạnh mẽ trong 20 trang tin trong tổng số 49 và những tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam trong cả năm đó.

Nếu như tần số đề cập những cẳng thẳng tại khu vực tranh chấp trong các tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam được dùng như một phong vũ biểu kế cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì những căng thẳng này chính là những nhân tố quan trong định hình nên trạng thái của mối quan hệ đó; và trạng thái đó, ít nhất là trong năm năm trở lại đây, đã chỉ đi từ tệ cho tới tệ hơn mà thôi.

Việt Khôi chuyển ngữ, Phía Trước
Lê Hồng Hiệp, Vietnam National University and UNSW Canberra, EAF

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Share