Trung Quốc: Nguy cơ xung đột vì các nguồn tài nguyên ở Biển Đông

Khi đô đốc Zheng người Trung Quốc hướng tàu đại dương trong đầu thế kỷ 15, ông đã bất ngờ tìm thấy các kho báu trong các vùng đất xa xôi như Ấn Độ, Iran, Indonesia và Somalia.

Tuy nhiên, ông không hề biết rằng các nguồn tài nguyên to lớn lại nằm ngay ở gần nhà, hàng ngàn mét dưới đáy biển nơi mà tàu của ông giăng bườm hướng ra Biển Đông trong mỗi chuyến đi.

Ngày nay, một số nhà khoa học ước tính rằng Biển Đông, có diện tích khoảng 1,4 triệu dặm vuông – gấp năm lần diện tích của nước Pháp, là nơi chứa đựng lượng dầu và khí đốt lớn nhất bất so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, mặc dù các dự đoán này đôi lúc cũng có nhiều chi tiết khác nhau.

Không giống như thời của ông Zheng, khi đó chỉ có vài tàu mạo hiểm tiến xa ra khơi, thì Biển Đông ngày nay lại chiếm đến 1/3 các tuyến vận tải đường biển thế giới, làm  khu vực này trở thành một tuyến đường chiến lược hết sức quan trọng.

Vùng biển này cũng đã trở thành một vấn đề ngoại giao quan trọng, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, kết hợp với nhu cầu năng lượng tăng cao, làm cho phía Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn đối với các khu vực quanh biên giới của nước này.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong một khu vực rộng lớn quanh Biển Đông, trải dài từ Eo biển Singapore và Malacca đến Eo biển Đài Loan: và Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng đều có tranh chấp chủ quyền trong khu vực chồng lấn này.

Trong nhiều thập kỷ qua, những khác biệt này đã dẫn đến các cuộc xung đột – thậm chí cả chiến tranh – và các nhà phân tích tin rằng chiến tranh có thể sẽ tiếp tục diễn ra tại Biển Đông.

Các cuộc thăm dò dầu khí ở các khu vực nước sâu hơn, trong đó bao gồm các thềm lục địa, cho đến nay vẫn còn rất hạn chế. Việc này đã làm một số nhà địa chất gây tranh cãi và chia rẽ về việc liệu đáy biển có chứa các mỏ [dầu và khí đốt] có thể tiếp tục gây căng thẳng ngoại giao hay không.

David Thompson, người đứng đầu công ty tư vấn năng lượng và tài nguyên Wood Mackenzie ở châu Á, cho biết: “Một trong những câu hỏi quan trọng trong tương lai của ngành dầu khí là ‘Biển Đông lớn đến cỡ nào?’, và tại thời điểm này thì không có ai thực sự biết rõ”.

Theo Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc ước tính: Biển Đông có hơn 40 tỷ tấn dầu, tương đương với số lượng ở vùng biển ngoài khơi Trung Quốc.

Lượng tài nguyên thiên nhiên nhiều nhất là khí đốt và theo Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ ước tính có thể lên đến 2.000 tấn cubic feet (tương đương với khoảng 56.63369 m3). Số lượng này sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu khí đốt của Trung Quốc trong hơn 400 năm tới dựa trên mức tiêu thụ trong 2011, tuy nhiên, số lượng thực sự sau khi khai thác có thể sẽ thấp hơn so với tổng số ước tính ở trên.

Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới và ngày càng gia tăng số lượng nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt, do đó, câu hỏi được đặt ra là liệu có của bao nhiêu dầu và khí đốt nằm ở Biển Đông. Đây là câu hỏi rất khó trả lời.

Bắc Kinh đang hướng đến năng lượng sạch và họ đã khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng bao gồm thủy điện, năng lượng hạt nhân, gió và năng lượng mặt trời. Các nhà phân tích cho rằng đây là một phần trong các lý do tại sao tổng công ty CNOOC, công ty dầu khí lớn nhất của Trung Quốc, đang đầu tư rất nhiều trong việc phát triển năng lực để khoan các loại giếng dầu ở những khu vực nước sâu – điều này sẽ giúp họ khai thác tài nguyên trong khu vực đang có tranh chấp.

Lin Boqiang, chuyên gia kinh tế về năng lượng tại Đại học Hạ Môn, cho biết: “Trung Quốc về cơ bản không có sự lựa chọn nào khác bởi vì họ đang khan hiếm tài nguyên, vì vậy trong tương lai Trung Quốc phải đầu tư ra ngoài khơi. Một khi Trung Quốc bắt đầu [ở các vùng nước sâu ngoài khơi Biển Đông] thì thăm dò sẽ thực sự gia tăng tốc độ”.

Trong năm qua, CNOOC đã gia tăng rõ rệt cường độ thăm dò trong khu vực nước sâu ở Biển Đông.

Hồi tháng Năm, công ty nhà nước đã xây dựng và triển khai gian khoan dầu lớn nhất ở Biển Đông, “Cnooc 981″, cho phép CNOOC thực hiện thăm dò một cách độc lập và không cần phải thuê lại giàn khoan của nước ngoài.

CNOOC nhắm mục tiêu sản xuất 500 triệu thùng dầu mỗi ngày ở Biển Đông vào năm 2020, tương đương với số lượng hiện nay, và Zhong Hua, giám đốc tài chính của công ty này cho biết giàn khoan 981 đã tăng khả năng thăm dò CNOOC trong thời gian vừa qua.

“Các khu vực nước sâu là một trong các mục tiêu chiến lược của công ty chúng tôi, và nó có triển vọng tốt cũng như nhiều tiềm năng trong tương lai,” ông nói với các ký giả trong một buổi họp hôm 24 Tháng Mười.

Mặc dù Trung Quốc chưa khai thác dầu và khí đốt trong các vùng biển hiện đang có tranh chấp – nhưng hầu hết các giếng hiện tại của CNOOC nằm trong vùng nước cạn gần Hồng Kông – và CNOOC đã trở nên tích cực hơn với các khối thăm dò mà họ đặt lên để bán đấu giá cho các công ty dầu mỏ nước ngoài.

Trong tháng Sáu, CNOOC đã đưa chín lô dầu nằm ở phía tây Biển Đông ra đấu giá, một khu vực mà Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng tuyên bố chủ quyền. Đó là lần đầu tiên đánh dấu các hành động của CNOOC ở vùng biển có tranh chấp với các nước lân cận. Động thái trên đã gây ra một sự phản đối giận dữ từ Bộ Ngoại giao tại Hà Nội, cho biết các khối đó nằm trong vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam.

Xung đột như vậy là một dấu hiệu răn đe rất lớn đối với các công ty dầu khí nước ngoài với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác tài nguyên ở khu vực nước sâu.

Bắc Kinh đã áp lực thành công đối với số công ty quốc tế hoạt động ngoài khơi Việt Nam gần vùng biển của Trung Quốc, và buộc họ phải tuyên bố từ bỏ các dự án thăm dò tại các địa điểm đó.

Ngoài các vấn đề tranh chấp ngoại giao, kinh tế cũng là một chủ đề chính trong cuộc chơi có nhiều tranh chấp này.

Biển Đông có nhiều các hẻm núi sâu và rặng núi, rất khó và rất tổn kém trong việc xây dựng các đường ống dẫn cần thiết để phát triển các giếng dầu.

Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu dầu mỏ và khí đốt có khả thi về mặt kinh tế so với giá năng lượng hiện nay trên thị trường hay không.

Zha Daojiong, chuyên gia an ninh năng lượng tại Đại học Bắc Kinh, cho biết: “Các chi phí hiện nay khá cao để khai thác dầu từ đáy biển ở Biển Đông”.

Ông cũng lập luận rằng liệu dầu khí có phải là một “yếu tố ngoại vi” trong cuộc tranh chấp ngoại giao giữa các nước đang tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hay không.

Bảo Anh chuyển ngữ, theo Phía Trước
Leslie Hook, Financial Times

©  Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Share