Về việc sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam

DPV Banner

Ngày 06 tháng 02, 2013

Gửi: Quốc hội,
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

V/v: Sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam

          Sửa đổi hiến pháp là một việc hệ trọng của đất nước, liên quan đến nhiều thành phần trong xã hội cũng như tương lai của cả dân tộc. Dù theo chủ nghĩa hay tư tưởng chính trị nào, đất nước cũng cần phải có hiến pháp dân chủ với một cơ chế nhà nước minh bạch và điều hành xã hội bằng pháp luật. Do vậy, Đảng Dân chủ Việt Nam có đôi điều chia sẻ về các nguyên tắc hiến pháp dân chủ mà Việt Nam đang cần. Cần nói rõ, Đảng Dân chủ Việt Nam không góp ý cho hiến pháp chủ trương độc quyền nhà nước của một đảng hay của một nhóm người vì đó không phải là hiến pháp dân chủ. Hiến pháp 1992 của Đảng Cộng sản Việt Nam cần sửa sai hơn là sửa đổi.

            Hiến pháp dân chủ phải là hiến pháp của toàn dân, được nhân dân đồng thuận thông qua và áp dụng vào cuộc sống. Một nguyên tắc của hiến pháp dân chủ là Quyền làm chủ đất nước và Quyền làm chủ đất đai của nhân dân phải được ghi rõ và tôn trọng. Nhân dân có quyền làm chủ đất nước thì có quyền chọn lựa những lãnh đạo của mình. Trong thể chế cộng hòa, thành phần lãnh đạo quốc gia phải thông qua các cuộc bầu cử dân chủ dù là định kỳ hay bất thường. Do đó, quy định trong hiến pháp quyền lãnh đạo đất nước cho bất kỳ thành phần xã hội nào cũng đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân. Hiển nhiên, không có hiến pháp nào lại quy định quyền lãnh đạo cho một đảng trong đó cùng lúc có thể tôn trọng quyền làm chủ đất nước của nhân dân.

            Cũng cần nhấn mạnh rằng quyền phúc quyết hiến pháp là quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Góp ý hiến pháp khác với phúc quyết hiến pháp vì góp ý không phải là thủ tục pháp lý cho một bản hiến pháp chính danh. Chỉ thông qua phúc quyết hiến pháp nhân dân mới thực sự thực thi quyền làm chủ, dùng lá phiếu quyết định sau cùng về các sửa đổi hiến pháp. Không phúc quyết hiến pháp đồng nghĩa với việc tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân; nhà cầm quyền không được nhân dân thỏa thuận trao quyền.

            Không một tổ chức hay cá nhân nào có thẩm quyền làm ra bản hiến pháp, nhưng mỗi đoàn thể hay cá nhân có quyền bày tỏ và thảo luận những suy nghĩ về điều luật tối cao này của đất nước. Cùng với tinh thần trách nhiệm và tâm huyết muốn góp phần vào sự phát triển của dân tộc và chấn hưng đất nước, Đảng Dân chủ Việt Nam gửi đến quý vị các ý kiến về hiến pháp sau:

Trân trọng,

(Đã ký)

Đảng Dân chủ Việt Nam
TM. Ban Thường vụ Trung ương

Võ Tấn Huân
Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương

Sao gởi: Truyền thông trong và ngoài nước

Xem bản PDF

Thư gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi hiến pháp

Thư gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi hiến pháp

Vấn đề xã hội và sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam
Vấn đề xã hội và sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam
Đảng Dân chủ Việt Nam - Đề xuất soạn thảo hiến pháp của toàn dân

Đảng Dân chủ Việt Nam – Đề xuất soạn thảo hiến pháp của toàn dân

 

 

 

 

 

 

Share