Việt Nam trong thái độ phủ nhận về những tai ương kinh tế

Việt Nam đang trong tình trạng bất an. Với khoảng 23% trong chín tháng đầu năm 2008, mức lạm phát của nước này là cao nhất kể từ năm 1991, khi nó chạm tới ngưỡng 67%. Tỉ lệ lạm phát nhảy vọt từ 25,2% trong tháng Năm lên một mức cao tới 28,3% vào tháng Tám.

Tương tự, chỉ số giá tiêu dùng CPI tồi tệ thêm với mức trên 24% cho tới lúc này của năm, trong khi chỉ số CPI trung bình của những năm 2001-2007 đã giữ được ổn định dưới mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP của cả nước. Lạm phát và giá cả tăng cao hơn rõ ràng đã bắt đầu làm suy yếu những lợi ích gần đây của công cuộc xóa đói giảm nghèo. Hiện tại, hệ thống bảo hiểm xã hội chỉ bao quát được 11% lực lượng lao động. Tỉ lệ phần trăm dân số có mức sống dưới 1 đô la một ngày hiện vào khoảng 20%, tăng gấp đôi so với một năm trước. Do chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi lạm phát, số các cuộc đình công của công nhân nhà máy tại hầu hết các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên hơn 300% trong hai năm qua, theo các số liệu của chính phủ cho hay.

Tuy nhiên chính phủ cộng sản Việt Nam, lo ngại về sự ổn định chính trị và tính hợp pháp của mình, đã kết luận rằng tình cảnh hiện tại là bởi thiếu may mắn, chứ không phải do chính sách tồi. Như một hệ quả, chính phủ đã phải chống đỡ với các vấn đề mang tính vĩ mô trong kinh tế và các giải pháp mang tính công cụ chống đỡ với lạm phát để đưa nước này hướng tới sự hồi phục.

Tại một cuộc thảo luận bàn tròn với các chuyên gia kinh tế trong nước hôm 13 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh tới “tình trạng rối loạn của nền kinh tế toàn cầu” như là nguồn gốc của các vấn nạn kinh tế cho Việt Nam năm nay. Trong khi thừa nhận rằng tình hình kinh tế hiện tại vẫn không ổn định, ông đã tỏ ra dứt khoát rằng các giải pháp của chính phủ đang được thi hành, trong khi tỉ lệ lạm phát hàng tháng đã rớt từ mức 3,9% tháng Năm xuống còn 1,6% vào tháng Tám; chỉ số CPI chỉ tăng có 0,18% trong tháng Tám (mức tăng thấp nhất hàng tháng kể từ đầu năm 2008); và mức thâm hụt thương mại tháng Chín được cho rằng sẽ thấp hơn so với tháng Tám, khi giảm xuống 500 triệu đô la so với mức 900 triệu. Hơn nữa, ông nói, quyết định nâng giá xăng dầu lên 31% vào ngày 21 tháng Bảy đã không làm tăng tỉ lệ lạm phát hay chỉ số CPI như dự đoán. Một số người cho rằng chỉ số CPI tháng Tám sẽ cao tới 3%.

Trong cuộc họp kín này, một số ít nhà chuyên môn từ nhóm chuyên gia kinh tế “độc lập” đã dấy lên những nghi vấn chủ yếu về những vấn đề bên dưới nền kinh tế đang trong tình trạng rối loạn, bao gồm những giải pháp không đầy đủ để đảm bảo chất lượng tăng trưởng kinh tế, tình trạng thiếu vắng khả năng quản lý hữu hiệu, và thiếu hụt những công nhân có tay nghề. Mặc dù vậy, ông Dũng đã đánh trống lảng trước những chỉ trích của họ bằng việc tuyên bố rằng những nỗ lực để tập trung vào các vấn đề này không phải là một ưu tiên và sẽ rất khó để thực hiện đầy đủ vào lúc này. Quyền ưu tiên, ông nói, là khuyến khích các địa phương và các lĩnh vực nhằm đạt được một mức tăng trưởng 7% cho năm nay.

Tiếp đó ông Dũng đã trình bày về triển vọng chính sách quan trọng trong một phiên làm việc với các đại diện từ những tổ chức quốc tế chủ chốt ngày 20 tháng Chín. Ông đã biểu thị thái độ tự tin rằng các giải pháp của chính phủ sẽ nới lỏng được mức lạm phát trong 16 tháng tới. Việc tiếp tục một mục tiêu tăng trưởng cao để lấy lại sự ổn định kinh tế vĩ mô là hợp lý, ông nhận xét. Ông Dũng đã nói rõ rằng bộ máy của ông được hoạch định đưa ra một đề xuất về chính sách với Quốc hội để được phê chuẩn. Không có bất cứ điều gì cụ thể, bản đề xuất đã được phác thảo nhằm dành quyền ưu tiên cho việc giảm bớt mức lạm phát xuống một tỉ lệ lý tưởng là 12% vào năm tới và một mức lạm phát một con số vào tháng 12 năm 2009 hoặc tháng 1 năm 2010, và đưa quốc gia này trở lại con đường như là con hổ châu Á kế tiếp.

Trên nền tảng đó, đã xuất hiện một thái độ bất mãn ngày càng lớn dần đối với tình hình kinh tế đất nước, dẫn tới những cuộc trao đổi có tính riêng tư về những giải pháp của chính phủ và năng lực của các nhà lãnh đạo đất nước này. Thế nhưng, cùng lúc, nhiều người tin rằng lạm phát đã lên tới đỉnh điểm của nó và lúc này nền kinh tế không còn phải đối mặt với một tình trạng suy sụp dữ dội nữa. Họ cảm thấy bớt căng thẳng sau khi giá bán lẻ xăng dầu đã được hạ xuống hai lần trong tháng Tám, mặc dù giá trong nước vẫn cao hơn gần một phần tư so với đầu năm.

Nhiều người vẫn đang phải trải qua tâm trạng lo lắng về tình hình kinh tế trong gia đình họ mà bản thân chưa từng gặp trong hơn một thập kỷ qua. Và đã xuất hiện một tâm trạng lẫn lộn ngày càng dâng cao trong số người Việt Nam về tình hình kinh tế cả trong nước lẫn quốc tế, trong khi không có sự nhất trí về những gì sẽ phải được thực hiện.

Với các nhà phân tích, “ẩn số” ở đây bao gồm việc dự báo về tỉ lệ lạm phát từ chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ là hầu như không rõ ràng gì. Thủ tướng cũng đã dẫn dắt một cuộc chiến đấu với nạn lạm phát bằng quan điểm rõ ràng là mâu thuẫn trong một “biện pháp linh hoạt” để nhằm đạt được tỉ lệ tăng trưởng cao. Đối với các nhà kinh tế, có một sự cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. “Nếu anh nhìn vào những bài học trong lịch sử của nhiều quốc gia trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực sự anh sẽ hầu như không bao giờ tìm thấy bất cứ quốc gia nào thành công trong việc kiểm soát lạm phát và đẩy mạnh tăng trưởng cùng một lúc,” đó là cảnh báo của ông Ayumi Konishi, giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam.

Viễn cảnh này đã được tổ chức Economist Intelligence Unit nhắc lại. Những đề án dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại, đạt 4,9% năm 2008 và 4,6% năm 2009, và chỉ số CPI sẽ rớt xuống mức 15,2%. Trong khi đó, ADB tin rằng Việt Nam có thể vượt qua mức dự đoán về GDP năm 2008 là 6,5% của ADB và 6% năm 2009. Tuy nhiên, Việt Nam có thể làm vậy với “cái giá phải trả về mức lạm phát cao và thâm hụt thương mại lan rộng,” theo ông Konishi nhật định.

Trong trường hợp mà “tình trạng rối loạn kinh tế toàn cầu” là nguồn gốc của những vấn nạn kinh tế cho Việt Nam, thì sự rối loạn đó sẽ không thể sớm chấm dứt bất cứ lúc nào. Để rõ ràng hơn, việc giảm bớt mới đây về giá cả thực phẩm trên toàn cầu cũng như giá dầu thế giới đã có ý nghĩa là lạm phát và chỉ số CPI đã tăng nhanh hơn là người ta nghĩ. Giờ đây, cơn hỗn loạn tài chính ở Phố Wall được cho là sẽ có những hậu quả nhất định đối với các thể chế thị trường của Việt Nam (ví dụ, các ngân hàng địa phương và các tập đoàn nhà nước tìm kiếm những đối tác và nguồn vốn tư bản nước ngoài) và các hoạt động thương mại. Việt Nam dễ bị tổn thương đối với một sự tình trạng co giãn nhu cầu từ nền kinh tế Mỹ và sự suy giảm giá trị của đồng đô la.

Điều này có nghĩa rằng một số số liệu xác thực hiện nay – ví như lượng hàng hóa xuất khẩu trong chín tháng đầu năm đã tăng 39% và đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục hơn 40 tỉ đô la – sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực. Sự suy giảm trong nền kinh tế Hoa Kỳ và Âu châu và tỉ lệ lạm phát gia tăng tại Philippines, Indoniesia, Ấn Độ, Trung Quốc, và Thái Lan sẽ có khả năng gây thiệt hại tới thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam và các kênh thu hút FDI của quốc gia này.

Về mọi mặt, có vẻ như các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn phải đối diện với sự thật. Tới đây, họ đã chọn cách nhìn nhận những vấn nạn như là chuyện của bên ngoài là chủ yếu và đã sử dụng các biện pháp hành chính và các khoản trợ cấp kìm giữ giá để bịt các lỗ hổng. Hơn nữa, họ còn muốn trở lại mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ song lại không sẵn sàng thừa nhận rằng những tai ương kinh tế hiện nay là kết quả của mức tăng trưởng kinh tế quá nhanh. Rõ ràng, các thể chế, cơ sở hạ tầng và bộ máy nhân sự của chính thể này đã tỏ ra không có hiệu quả trong việc thay đổi từ tăng trưởng nhanh chóng sang tăng trưởng có chất lượng.

Việt Nam đã được cho là sẽ trở thành con hổ kế tiếp của châu Á. Nền kinh tế của đất nước đã tăng trưởng trung bình 7,5% hàng năm trong cả thập kỷ qua. Ngoài ra, tổng sản phẩm quốc nội GDP trên đầu người đã tăng từ 100 đô la năm 1990 lên 833 đô la năm 2007. Đóng góp cho mức tăng trưởng kinh tế và giảm tỉ lệ đói nghèo là sự thành công trong việc thu hút FDI của nước này. Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước tiếp nhận các dòng vốn FDI lớn thứ ba trong số các thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông nam Á ASEAN.

Tuy nhiên, các yếu tố khác hiện là cân bằng, mức tăng trưởng phi thường của Việt Nam dựa trên những thay đổi trước kia khi chấp nhận chủ nghĩa tư bản như là cơ sở của đời sống kinh tế; trong sự lưu tâm đó, quốc gia này đã bắt đầu từ một nền tảng rất thấp kém. Mặc dù những thay đổi này không có nghĩa là dễ dàng hay không đau đớn, song chúng không thể được lặp lại. Hơn nữa, mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của đất nước, hơn hoặc kém, được mô tả bởi những nguồn đầu vào, ví như huy động lực lượng lao động nông thôn cho công nghiệp hóa, thu hút các luồng FDI, và lượng đầu tư lớn.

Mức tăng trưởng kỳ diệu của Việt Nam đã không được trợ giúp bởi những lợi ích có thể đánh giá được trong mức tăng về hiệu quả và năng suất. Một nghiên cứu của ADB đã nhận ra rằng tăng trưởng của Việt Nam từ năm 1996 tới năm 2004 là kết quả to lớn của nguồn tư bản và lao động. Trong khi đó, năng suất tuyệt đối trong nhà máy – mức đo năng suất với loại lao động và nguồn tư bản nào được kết hợp trong tổng sản lượng của nền kinh tế – đã giảm từ 62,1% xuống còn 16,6% so với cùng kỳ. Điều này minh hoạ cho việc sử dụng không có hiệu quả của Việt Nam đối với các nguồn tài nguyên công cộng đang khan hiếm, khả năng quản lý yếu kém đang dẫn đến các khoản chi phí giao dịch cao hơn, và giá lao động thấp hơn là không đủ đền bù cho mức năng suất lao động thấp hơn.

Chắc rằng, những vấn nạn kinh tế hôm nay không tất yếu báo hiệu một sự chấm dứt mức tăng trưởng phi thường của đất nước. Tuy nhiên, chúng báo hiệu sự cần thiết đối với các nhà lãnh đạo đảng để tạo nên một môi trường có lợi cho tăng trưởng chất lượng. Vấn đề với môi trường kinh doanh hiện nay là thứ đang bị che đậy bởi những lợi ích mang tính chính trị xã hội của đảng. Đó là, trong lúc 90% công ăn việc làm được tạo ra và 70% đầu ra trong công nghiệp là được phát sinh bởi các khu vực tư nhân và ngoài quốc doanh, thì hệ thống tài chính quốc gia lại phân phối theo kiểu phân biệt đối xử một lượng lớn tín dụng và vốn cho khu vực doanh nghiệp nhà nước [SOE] .

Ở đây, bản chất không có hiệu quả là về số lượng vốn cần thiết để tạo ra một công ăn việc làm trong một SOE là nhiều hơn gấp chín lần so với ở một công ty tư nhân trong nước; và việc tiết giảm chi phí tiềm tàng trong các dịch vụ vận chuyển và kỹ thuật có thể thấy rõ là tới hơn 30% nếu như nhiều đặc quyền giành cho các SOE bị loại trừ, theo như số liệu của World Bank. Như lưu ý của viện Ari Kokko, “Rất có khả năng rằng Việt Nam có thể phát sinh những lợi ích đáng kể về phương diện tạo công ăn việc làm và năng suất lao động nếu như nước này có khả năng chấp nhận thiết lập một sân chơi chung cho mọi loại hình doanh nghiệp.” Theo như một số ước đoán, nếu như không vì những quyền lợi chính trị được ban tặng để phải do dự trước công cuộc tư nhân hóa, thì Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 11% – nhanh như Trung Quốc.

Cần lưu ý rằng trong những nền kinh tế ở thời kỳ quá độ – các chế độ cộng sản hay tư bản độc tài đang phát triển nhanh hơn này – có những sửa đổi nhất định mà các chính phủ có thể theo đuổi để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hơn nữa. Và đích xác những hình mẫu chính quyền đó sẽ thuận lợi hơn để tạo lập và thúc đẩy những cải cách này một cách kiên định. Một nghiên cứu có ảnh hưởng sâu sắc được thực hiện bởi James Riedel và William Turley năm 1999 – tập trung vào cuộc cải cách khó lý giải của Việt Nam – đã lưu ý rằng mức tăng trưởng kinh tế có thể chịu đựng được sẽ đòi hỏi phải củng cố sự kiểm soát đối với những vấn đề về tài chính, tiền tệ và ngân khố, cũng như tính minh bạch và trách nhiệm. Những vấn đề có tính trụ cột trong tăng trưởng kinh tế này sẽ được nhắc đến khi những bùng phát khủng hoảng xảy ra – ví như những khó khăn về cân đối thu chi, tăng lạm phát hay thâm thủng ngân sách.

Thế nhưng năng lực của chính phủ để đưa ra những cải cách toàn diện chỉ khi có những cú số kinh tế bất lợi hoặc dữ dội xảy ra đã kiềm chế công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Bởi lẽ vào năm 1979, cơn khủng hoảng đã là chất xúc tác chính dẫn tới việc từ bỏ chính sách xã hội chủ nghĩa chính thống. Mặc dù như vậy, hậu quả của bản chất yếu kém năng lực vẫn xảy ra.

Ngày nay, việc liệu những nhà lãnh đạo của đảng sẽ lại một lần nữa cho phép sự cởi mở chính trị hơn để chú tâm vào cơn khủng hoảng đang nổi lên hay không có vẻ không chắc sẽ xảy ra, ít nhất là trong môi trường xã hội đang phổ biến hiện nay. Như lưu ý của kinh tế gia Jonathan Pincus của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam, “không thiếu người dân ở Việt Nam hiểu được những căn nguyên của tình trạng không ổn định về kinh tế hiện thời và những bước đi cần thiết để chế ngự mức lạm phát trong giá cả và khôi phục sự ổn định cho các thị trường” thế nhưng “những người này không ở trong một vị thế để làm được nhiều điều cho vấn đề này.” Như thế, thì các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ đáng bị khiển trách về tình trạng kinh tế hiện thời.

Trong quá khứ, các vị thủ tướng của Việt Nam đã tận dụng một ban bao gồm những kinh tế gia độc lập, thế nhưng khi ông Dũng bước vào vị trí này giữa năm 2006, ban này đã bị giải thể. Tuy nhiên, ông đã đề nghị Chương trình Việt Nam của đại học Harvard hướng dẫn thực hiện một bản phân tích có tính phê phán đối với chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Bản báo cáo đã được công bố vào tháng Một năm 2008. Nó kết luận rằng “các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, kinh doanh và giới hàn lâm của Việt Nam đang ngày càng bị thao túng bởi các nhóm quyền lợi là những người sử dụng chúng cho việc làm giàu và bành trướng thế lực,” đến nỗi “mối đe doạ lớn nhất đối với nhà nước chính là những hư hỏng của chính nó.” Điều quan trọng, khi bản báo cáo cảnh báo rằng “lạm phát ở Việt Nam là một vấn nạn do chính phủ tự gây nên, phần lớn là kết quả của việc quản lý vĩ mô kém cỏi và những quyết định đầu tư không có hiệu quả.” Điều này đòi hỏi sự hình thành “một lối ủng hộ cho tăng trưởng theo cách mới, những nhất trí trong ủng hộ cải cách,” là những thứ “không dễ có,” căn cứ vào sự thiếu vắng một cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự và sự đồng tâm nhất trí của năm 1986 không còn tồn tại nữa.

Trong trường hợp Thủ tướng Dũng trở nên không thể đối phó được với tình tình hình hiện tại, Tổng bí thư Đảng Nông Đức Mạnh có thể được phép đảm nhận một “vị thế mới.” Ông Mạnh và liên minh của mình sẽ có khả năng trở lại thực hiện một chính cách lưu thông tiền tệ cơ bản hơn, thừa nhận lạm phát không phải là một “hiện tượng tiền tệ” song phần lớn là kết quả của những cú sốc từ nguồn cung cấp dòng FDI lớn và những gia tăng đáng kể trong tín dụng nội địa. Lẽ dĩ nhiên, mặc dù một sự đồng tâm nhất trí như vậy có thể cho phép nhà nước độc đảng “thẳng tiến tới phía trước,” nhưng nó sẽ không đạt được hiệu quả hay giữ vững được mức phát triển kinh tế.

Ông Long S. Le là một giáo sư và là giám đốc những sáng kiến quốc tế cho Viện nghiên cứu Toàn cầu thuộc Đại học Houston, nơi ông cũng là một người đồng sáng lập và giảng viên cho các khóa nghiên cứu về Việt Nam.



Vietnam In Denial Over Economic Woes

By Long S. Le

Vietnam is in trouble. At around 23% for the first nine months of 2008, the country’s inflation rate is at its highest level since 1991, when inflation hit 67%. The inflation rate jumped to a high of 28.3% in August from a high of 25.2% in May. Similarly, CPI has soured at more than 24% so far this year, whereas on average CPI from 2001-07 had stayed well below the country’s GDP growth rate. Inflation and higher prices have clearly started to undermine recent gains in poverty alleviation. Currently, the country’s social-insurance system only covers 11% of the workforce. The percentage of the population living on less than $1 a day is around 20%, or double what it was a year ago. Due in large part to inflation, the number of labor strikes by factory workers at mostly foreign-invested factories in Ho Chi Minh City has risen by more than 300% over the past two years, according to government statistics.

Yet Vietnam’s communist government, concerned about political stability and legitimacy, has concluded that the current situation is due to bad luck, not bad policy. As a result, the government must shore up macroeconomic problems and implement inflation-fighting measures to put the country on the path to recovery.

At a roundtable discussion with the country’s economic experts on Sept. 13, 2008, Prime Minister Nguyen Tan Dung emphasized the “global economic turmoil” as the source of Vietnam’s economic problems this year. While acknowledging that the economic situation is still volatile, the prime minister was emphatic that government measures were working, as monthly inflation rate dropped to 1.6% in August from 3.9% in May; CPI rose only 0.18% in August (the lowest monthly increase since the start of 2008); and the trade deficit in September is expected to widen at a slower pace than it did in August, when it fell to $500 million from $900 million. Moreover, he said, the decision to lift the cost of gasoline on July 21 by 31% did not raise the inflation rate or the CPI as expected. Some had thought that the CPI for August would be as high as 3%.

In this closed meeting, a few experts from the more “independent” economic think tanks raised fundamental questions about the issues underlying the troubled economy, including inadequate measures to ensure quality of economic growth, the lack of good governance, and the shortage of unskilled workers. However, Mr. Dung sidetracked their comments stating that efforts to address these issues are not a priority and would be very difficult to implement at this time. The priority, he said, is to encourage localities and sectors to meet a GDP growth of 7% for this year.

Mr. Dung then delivered the above policy outlook in a working session with representatives from key international organizations on Sept.20. He expressed confidently that the government’s measures will ease inflation in the next 16 months. It is logical to continue pursuing a high growth-rate target in order to bring back macroeconomic stability, he said. Mr. Dung stated that his office is scheduled to submit a policy proposal to the National Assembly for its approval. Without any specifics, the proposal has been designed to prioritize inflation reduction to an ideal rate of 12% by next year and to a single-digit inflation rate by December 2009 or January 2010, and to get the country back on track as the next Asian tiger.

On the ground, there appears to be a growing discontent about the country’s economy, leading to private discussions about the effectiveness of government solutions and its leaders’ ability. But, at the same time, many believe that inflation has reached its peak and for now the economy no longer faces a severe downturn. They were relieved after retail petrol and diesel prices were cut twice in August, although domestic prices are still nearly one quarter higher than at the beginning of the year.

Still, many are experiencing an anxiety about their family’s economic situation that they have not felt for over a decade. And there appears to be a growing confusion among Vietnamese on both domestic and international economic situation, as there is no consensus about what is to be done.

For analysts, the “unknown” includes the forecasting of Vietnam’s inflation rate since the government’s macroeconomic policy is hardly transparent. The prime minister has also taken a contradictory stance-namely fighting inflation in a “flexible way” to achieve high growth rate. For economists, there is a trade-off between inflation and economic growth. “If you look at historical lessons of many countries in controlling inflation, stabilizing macro economy, actually you will almost never find any country which has succeeded in controlling inflation and at the same time promoting growth,” warned Ayumi Konishi, the Asian Development Bank’s country director for Vietnam.

This perspective was echoed by the Economist Intelligence Unit. Its forecast projects Vietnam’s GDP growth will slow to 4.9% for 2008 and 4.6% for 2009, and CPI will drop to 15.2% in 2009 from 25%. Meanwhile, the ADB believes that Vietnam can exceed the ADB’s GDP projection of 6.5% for 2008 and 6% for 2009. However, Vietnam would do so with “the cost of higher inflation and widening trade deficit,” according to Mr. Konishi.

In the case that “global economic turmoil” is the source of Vietnam’s economic problems, that turmoil is not going to go away anytime soon. To be sure, the recent easing of global food prices as well as world oil prices has meant that inflation and CPI quickened less than expected. Yet, the financial turmoil on Wall Street is expected to have certain repercussions for Vietnamese market institutions (i.e., local banks and large state corporations seeking partners and foreign capital) and trade activities. Vietnam is vulnerable to a demand-contraction of the United States’ economy and the falling dollar.

This means that some of the current positives — such as the nine — month exports that increased by 39% and the foreign investment that hit a record of more than $40 billion — will be negatively affected. The slowdown in U.S. and Europe and the growing inflation rates in the Philippines, Indonesia, India, China, and Thailand will likely take its toll on Vietnam’s traditional export markets and its FDI channels.

In all, it seems that Vietnamese Communist Party leaders don’t want to face the truth. Thus far they have opted to see the problem as primarily external and have used stop-gap administrative measures and subsidies. Furthermore, they want to get back to rapid economic growth but are not willing to admit that the current economic woes are the result of the economy growing too fast. Specifically, its institutions, infrastructure and manpower have been inefficient in transforming rapid growth into quality growth.

Vietnam was supposed to become the next Asian Tiger. The country’s economy has grown, on average, 7.5% every year over the past decade. Also, GDP per capita had increased to $833 in 2007 from $100 in 1990. Contributing to economic growth and poverty rate reduction is its success in attracting FDI. In recent years, Vietnam became the third largest recipient of FDI inflows among the members of the Association of Southeast Asian Nations.

However, other things being equal, Vietnam’s miraculous growth is based on one-time changes of adopting capitalism as the basis of economic life; in that respect the country started from a very low base. Although these changes were by no means easy or painless, they cannot be replicated. Moreover, the country’s rapid growth was,, more or less, characterized by inputs, such as mobilizing the rural labor force for industrialization, attracting FDI inflows, and heavy investment.

Vietnam’s miraculous growth has not been accompanied by appreciable gains in efficiency or productivity growth. A study by the ADB found that Vietnam’s growth from 1996 to 2004 was largely the result of capital and labor. Meanwhile, total factory productivity — measuring the efficiency with which labor and capital are combined in the output of the economy — decreased to 16.6% from 62.1% over the same period. This illustrates Vietnam’s inefficient use of scare public resources, weak governance resulting in higher transaction costs, and lower labor costs that insufficiently compensate for the lower level of productivity.

To be sure, today’s economic problems do not necessarily signal an end to the country’s miraculous growth. They do, however, signal the need for party leaders to create an environment conducive to quality growth. The problem with the current environment is that it is smothered by the party’s socio-political interests. That is, while 90% of job creation and 70% of industrial output is generated by the private and nonstate sectors, the state financial system discriminately allocates a majority of credit and capital to the state sector.

Here, the inefficiency is that the amount of capital needed to create one job in a stat-owned enterprise is more than eight times higher than what is needed in a domestic private firm; and the potential cost savings in transport and technical services could easily be more than 30% if the various privileges of SOEs were to be eliminated, according to the World Bank. As noted by academic Ari Kokko, “it is very likely that Vietnam could generate considerable gains in terms of job creation and productivity if it was possible to establish a level playing field for all types of enterprises.” By some estimates, if not for vested political interests to hold back privatization, Vietnam could be growing at 11% — as fast as China.

It is noted that in transitional economies — those outgrowing communist or capitalist dictatorships — there are certain reforms that governments may pursue to better promote economic growth. And that certain styles of government are better able to create and enforce those reforms consistently. A seminal study by James Riedel and William Turley in 1999 — which focuses on Vietnam’s problematic reform — notes that sustainable economic growth will require the strengthening of control in fiscal, monetary, and revenue matters, as well as transparency and accountability. These pillars of economic growth will be called on when the usual triggers of crisis occur-such as balance of payments difficulties, accelerating inflation or revenue losses.

But the government’s ability to produce comprehensive reforms only when unfavorable or severe economic shocks occur has stifled Vietnam’s economic development. Since 1979, crisis has been the main catalyst to abandoning orthodox socialist policy. Even then, inefficient outcomes have resulted.

Today, whether party leaders will once again allow for more political openness to address the emerging crisis seems unlikely, at least in the prevailing social climate. As noted by economist Jonathan Pincus with the United Nations Development Programme in Vietnam, “there is no shortage of people in Vietnam who understand the causes of the current economic instability and the steps needed to quell price inflation and restore stability to the markets” but “these people are not in a position to do much about it.” As such, party and government leaders are to blame for the current economic situation.

In the past, Vietnamese premiers utilized a board of independent economists, but when Mr. Dung came into office in mid-2006 this board was disbanded. However, he did request the Harvard Vietnam Program to conduct a critical analysis of Vietnam’s socioeconomic development strategy. The report was published in January 2008. It concluded that the “organs of the Vietnamese state, political, administrative, and academic are increasingly co-opted by interest groups who use them for self-enrichment and aggrandizement,” so that “the greatest threat to the state is its own failings.” Importantly, the report warned that “inflation in Vietnam is a problem of the government’s own making, being largely the result of poor macroeconomic management and inefficient investment decisions.” This requires the formation of “a new pro-growth, pro-reform consensus,” which “will not be easy,” given the absence of a serious economic crisis and that the consensus of 1986 no longer exists.

In the case that Prime Minister Dung becomes unable to deal with the current situation, Party General Secretary Nong Duc Manh may be allowed to undertake a “fresh start.” Mr. Manh and his coalition will likely revert back to a more basic monetary policy that assumes inflation is not a “monetary phenomenon” but largely the result of supply shocks by large FDI inflows and significant increases in domestic credit. Of course, while such a consensus may allow the one-party-state to “march forward,” it will not achieve efficiency or sustain economic development.

Long S. Le is a professor and director of international initiatives for Global Studies at the University Houston, where he is also a co-founder/lecturer of Vietnamese studies courses.

Long S. Le
Far East Economic Review – Oct 2008

 

Share