Việt Nam công bố lộ trình cải cách doanh nghiệp nhà nước

Hà Nội – Việt Nam đã chấp thuận kế hoạch rộng lớn nhằm thúc đẩy nền kinh tế đến năm 2020, tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, mặt khác vẫn tiếp tục kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng.

Tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này đã giảm xuống 5,03% hồi năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua giữa lúc nhu cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm và hàng hóa tồn động tại nhiều công ty, buộc nhiều doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài ra, các vấn đề nợ xấu của ngân hàng đã góp phần không ít vào những khó khăn hiên nay.

Mục tiêu quy hoạch tổng thể đối với chính sách tiền tệ là chế ngự lạm phát trong khi vẫn đảm bảo “tăng trưởng hợp lý”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong một bản chỉ thị dài 29 trang mà ông đã ký vào ngày 19 tháng Hai. Kế hoạch này có hiệu lực thi hành ngay lập tức.

Việt Nam sẽ tiến hành chính sách tài khóa chặt chẽ, thúc đẩy xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu trong khi thúc đẩy sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, bản chỉ thị viết.

Moody’s đã hạ cấp tín dụng của Việt Nam xuống mức thấp nhất vào tháng Chín năm ngoái, trích dẫn rằng lĩnh vực ngân hàng yếu kém có thể cần sự “hỗ trợ đặc biệt”. Đây là một cú sốc đối với Việt Nam vì nước này từng là thị trường mới nổi tại Đông Nam Á.

Bản chỉ thị cho biết sẽ tập trung đối phó với các khoản nợ xấu tại các ngân hàng cũng như các khoản cho vay cá nhân, mở rộng hoạt động kinh doanh chuyên ngành của họ, cải thiện hệ thống thanh toán, tránh sở hữu chồng chéo và tăng tính minh bạch là một phần trong các biện pháp cải cách cho đến cuối năm 2015.

Các dữ liệu ngân hàng trung ương cho thấy rằng hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang phải vật lộn với tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong khu vực, và gần đây các khoản nợ xấu cho vay đã tăng từ 3,07% hồi cuối năm 2011 lên 8,82% trong tháng Chín năm 2012.

Các nhà phân tích cho biết rằng việc hạ cấp tín dụng tại Việt Nam và tám ngân hàng khác – bao gồm cả hai ngân hàng được kiểm soát bởi nhà nước – đã không báo hiệu cho một cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn diện và nền kinh tế èo uột sẽ trở lại bình thường nếu chính phủ có các hành động khác.

Tuy nhiên, việc cắt giảm mối quan tâm về nợ xấu và tốc độ của cái gọi là “đổi mới” – cải cách bắt đầu vào năm 1986 nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các chỉ thị của chính phủ cho biết nợ xấu nên được cắt giảm xuống dưới 3% đối với các khoản cho vay vào năm 2015, siết chặt hơn so với một tuyên bố trước đó của thủ tướng rằng tỷ lệ nợ xấu được cắt giảm 3-4% vào cuối năm 2015.

Hệ thống tài chính yếu kém là một trong những vấn đề kinh tế lớn nhất của đất nước này. Công ty tín dụng Fitch Ratings đã đưa ra con số cho vay không hiệu quả ở mức 13%.

Việt Nam sẽ cố gắng nhắm đến mục tiêu duy trì tổng vốn đầu tư công ở mức 30-35% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, chỉ thị của thủ tướng vừa rồi cho biết, “tối đa hóa quy mô và cơ hội đối với đầu tư tư nhân, đặc biệt là khu vực tư nhân trong nước”.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ tập trung vào các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp quốc phòng và những doanh nghiệp có độc quyền hoặc cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động công khai, bản chỉ thị cho biết mà không cung cấp thêm chi tiết.

Bản chỉ thị cũng nhắc lại chính sách thoái vốn đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong các doanh nghiệp không chuyên ngành của họ, trong khi khuyến khích việc thành lập và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước.

Chính phủ lên kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm nay lên 5,5% trong khi vẫn giữ lạm phát hàng năm ở mức khoảng 6,0-6,5%, sau khi lạm phát tăng lên 9,21% vào năm 2012.

(Báo cáo từ văn phòng Tin tức Hà Nội; biên tập bởi Jacqueline Wong)

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Reuters

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013

Share