Việt Nam: ‘Đất nước không vua’

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng gần đây đã sống sót qua vụ bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội đồng thời thoát được khỏi áp lực nguy cấp trong đại hội Đảng lần vừa qua. Với cương vị thủ tướng của một nước được điều hành bởi Đảng Cộng sản Việt Nam, về mặt lý thuyết thì ông chỉ là một phần phụ trong Bộ Chính trị, tuy nhiên sức mạnh chính trị của ông đã cho phép ông tiêp tục giữ vững quyền lực của mình.

Tuy nhiên, do sự trì trệ trong tình hình chính trị, các chính sách trong nội bộ Bộ Chính trị vẫn ở trong tình trạng mộng dài khó tỉnh. Các chính phủ và các công ty nước ngoài thường kỳ vọng rằng các quyết định được hỗ trợ bởi Bộ Chính trị trong Đảng Cộng sản Việt Nam phải có hiệu lực. Nhưng giờ thì việc này đã khác xưa rồi. Dù cho chính sách có liên quan tới Biển Đông, hay là mối quan hệ với Hoa Kỳ hoặc các cơ quan quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thì không ai có thể biết rõ một mảnh giấy quyết định ở Việt Nam giờ có nghĩa gì và cơ quan chức năng nào đứng đằng sau nó. Tăng trưởng kinh tế gần đây đã chững lại, và phần lớn các chính sách kinh tế giờ chỉ còn là những con chữ chết lặng, đặc biệt là những biện pháp quản lý tham nhũng và tái thiết sự ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Khủng hoảng chính trị của Việt Nam đã ngấm rất sâu và không thể giải quyết được nếu thiếu đi những thay đổi chính trị mang tính nền tảng. Đằng sau bộ mặt của các cơ quan chức năng, Việt Nam không thực sự có một bộ máy cai quản rõ ràng. Về cơ bản, Việt Nam đã trở thành “đất nước không có vua”.

Các cơ quan chính trị của Việt Nam là những thành phần trong một bộ máy nhà nước độc đảng. Hiến pháp đã chỉ rõ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam giữ độc quyền chính trị, và trong thực tế Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình thông qua một loạt các cơ quan theo học thuyết của Lê-nin. Trong số các cơ quan này có cơ quan an ninh ngày càng hoạt động mạnh mẽ trong việc trấn áp những người chống đối, dù là các blogger, hay công nhân bình thường, hay những nông dân bất mãn hoặc bất cứ ai khác. Cấu trúc học thuyết Lê-nin này vẫn tồn tại dù trưng cầu dân ý cho thấy phần đông giờ mong mỏi một nền kinh tế thị trường.

Đây là một phần lớn bởi vì trong hai thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ. Cho tới tận năm 2007, đất nước này đã tận hưởng sự ổn định trong nền kinh tế vĩ mô. Nhìn một cách chiến lược, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cố gắng duy trì tính chính danh của chế độ một đảng bằng việc theo đuổi các chính sách nhằm đảm bảo người dân có thể hưởng lợi từ cơ sở ý tế công cộng, nền giáo dục phổ thông, các nhân viên công cộng tương đối trung thực, và cơ sở hạ tầng thành phố cũng như hệ thống giao thông được lên kế hoạch khá kỹ lưỡng. Đất nước này vẫn tiếp tục có tiềm năng cho sự tăng trưởng nhanh khi di chuyển sang và qua “nước có mức thu nhập trung bình”. Có nhiều cách thực tế có thể giúp thực hiện được tất cả các điều trên cùng với một chuỗi các lựa chọn chính sách.

Tuy nhiên, không có một cái nào có thể thực hiện được ở Việt Nam. Một mặt, các chính sách được viết ra có chất lượng rất kém, thông thường phản ánh sự đầu tư không hiệu quả vào nghiên cứu, tính đồng thuận và thử nghiệm.  Mặt khác, việc áp dụng các chính sách bao giờ cũng tệ hại, chủ yếu bởi vì tham nhũng và sự thiếu kỷ cương bên trong bộ máy nhà nước. Trên hết, khả năng yếu kém của các lãnh đạo Việt Nam trong việc dẫn dắt bộ máy nhà nước – ngoại trừ trường hợp ngoại lệ hiếm hoi ở Đà Nẵng – cho thấy Việt Nam thiếu vắng bộ máy quản lý điều hành đất nước. Và dưới những điều kiện này, thay vì sử dụng những chính sách nhằm đảm bảo chế độ của họ, các nhà lãnh đạo Việt Nam phải sử dụng ngày càng nhiều lực lượng an ninh.

Về mặt lịch sử, vốn là một đảng có cơ sở ở nhiều nơi ngay cả áp dụng theo phương pháp Xô-Viết nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội, kỷ cương của Đảng cộng sản Việt Nam cho phép họ ngừng thực thi hàng hoạt các chiến lược kế hoạch tập trung và cũng như trật tự chính trị trong những năm đầu thập niên 90. Tính từ lúc đó, Việt Nam đã có mứctăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Nhưng bắt đầu từ thời gian đầu của thập niên trước, sau khi các chính trị gia kiệt xuất như Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt nghỉ hưu, và họ bị thay thế bởi những người không thích hoạt động chính trị, hoặc các chính trị gia sinh hoạt chính trị để tìm kiếm hỗ trợ trong một môi trường ngày càng có nhiều tham nhũng – còn được gọi là “chính trị vì tiền”.

Từ cuối thập niên 2000, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn hoạt động như một cơ quan ổn định và hữu lý. Nhiều nhà chính trị quan trọng đã phải nhờ tới sự hỗ trợ từ các lực lượng kinh tế, đặc biệt là một số nhân tố lớn nằm bên trong các tập đoàn kinh tế nhà nước. Những sự kiện gần đây đã phơi bày cho thấy có nhiều nhóm đặc quyền đặc lợi. Bộ Chính trị đã không thể kỷ cương các nhà chính trị lãnh đạo, những người đã tạo ra được sự hỗ trợ đủ mạnh từ cấu trúc bên trong đảng nhằm bảo vệ cho bản thân họ.

Với sự thiếu vắng của một cơ quan chính trị rõ ràng, Việt Nam đang cần những nhà lãnh đạo có khả năng nắm thực quyền, tuy nhiên tính tới nay thì nước này chẳng hề có nổi một ai. Một nhóm có thể mang lại sự lãnh đạo điều hành, xây dựng kỷ cương trong bộ máy nhà nước và chuyển ra khỏi xu hướng sử dụng an ninh và thay vào đó là dùng chính sách nhằm đảm bảo vị trí lãnh đạo có thể sẽ đạt được rất nhiều thứ. Các nhân tố từ cơ quan an ninh cũng như toàn bộ nhân dân Việt Nam có thể hỗ trợ cho một nhóm như thế. Tuy nhiên, để tái tạo lại một cơ cấu cơ quan cầm quyền đã mất thì thực sự rất khó. Trong hoàn cảnh thiếu vắng sự lãnh đạo chính trị mạch lạc, có vẻ như một số cuộc chiến sẽ diễn ra tại nước này giữa nhiều nhóm khác nhau, được phân chia bởi các yếu tố địa phương và thương mại.

Khủng hoảng chính trị có nghĩa là sự cải cách cần thiết là không thể đặt được. Trong nước, các vấn đề đã tồn tại lâu nay từ nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng đô thị và chiến lược phát triển vẫn chưa hề được xem xét đúng mức. Tham nhũng vẫn còn là một căn bệnh nan y. Sự trì trệ chính trị có nghĩa là không ai biết thực tế sức mạnh và quyền lực nằm ở đâu, và những thỏa thuận được hoàn thành thực sự là có hiệu lực hay chỉ là những tờ giấy vô nghĩa. Trong khi đó, tính chính danh của chế độ tiếp tục bị xói mòn, và làm tăng thêm tính bất ổn định vốn đã mỏng manh tại đây.

Tuy nhiên, quá trình dân chủ hóa để cải thiện nền chính tại đây có vẻ không phải là một giải pháp cho sự khủng hoảng này, và Việt Nam vẫn chưa trải nghiệm sức ép lớn tới từ việc dân chủ hóa. Khi mà ông Dũng vẫn còn nhận được sự hỗ trợ từ những tập đoàn kinh tế quan trọng và không có một giải pháp nào cho khủng hoảng chính trị hiện nay, thì chiếc ghế của ông, dù gì thì cũng sẽ được an toàn. Nhưng không có một đảm bảo rằng những nhóm kinh tế ủng hộ ông sẽ không bỏ rơi ông ta khi họ thấy có sự thay đổi. Lý luận căn bản của chính trị cho thấy rằng mọi việc có thể thay đổi một sớm một chiều tại Việt Nam.

Anh Khôi chuyển ngữ, Phía Trước / Adam Fford, World Politics Review

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Share