Việt Nam: Ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) biến mất trong lúc bị giam giữ

Thông tin mới
VNM 001/0212/OBS 018
Bị buộc biến mất / Lo sợ cho tính toàn vẹn về thể chất
Việt Nam
Ngày 10 tháng Hai, năm 2012

Cơ quan Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền, một tổ chức liên đới giữa Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Thế giới chống Tra tấn (OMCT), vừa nhận được một số thông tin mới và yêu cầu quý vị can thiệp khẩn cấp về trường hợp sau đây ở Việt Nam.

Thông tin mới:

Cơ quan Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền nhận được thông báo từ Ủy ban Nhân quyền Việt Nam (VCHR) về sự mất tích khi đang thi hành án của ông Nguyễn Văn Hải (được biết đến với bút danh Điếu Cày), người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do và là một cây bút nổi tiếng trên cộng đồng mạng. Ông Hải đã mất tích trong hơn 16 tháng qua khi bị giam giữ để điều tra.

Theo thông tin mà Cơ quan nhận được thì ông Điếu Cày được thông báo rằng ông bị giam giữ để điều tra về tội “tuyên truyền chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam), và đã không có sự liên lạc nào với gia đình trong vòng 16 tháng qua. Vợ ông là bà Dương Thị Tân, đã không được thấy mặt ông hoặc có được bất kỳ thông tin nào về ông trong 16 tháng qua, và công an đã liên tục từ chối đưa ra thông tin nơi ông Hải bị giam giữ.

Ngày 17 và 20 tháng Một, năm 2012, bà Tân được cho phép thông qua công an để gửi thực thẩm cho ông Hải trong dịp Tết Nguyên Đán (23 tháng 1 năm 2012). Ngày 1 tháng Hai, bà đến Cơ quan An ninh Điều Tra Thành phố Hồ Chí Minh tại đường Phan Đăng Lưu yêu cầu lấy giấy biên nhận do chồng bà ký theo thông lệ dành cho các gia đình phạm nhân, thủ tục mà tất cả các gia đình phạm nhân đều nhận được. Trung tá Phạm Văn Tấn, công an phụ trách đã né tránh và cho một sĩ quan trẻ ra thay mặt giải quyết vấn đề. Sau khi bà Tân giải thích tình hình, ông đã đi vào trong và trở lại với tấm biên nhận. Chữ ký cực kỳ nguệch ngoạc. Bà Tân cho biết rằng đó chắc chắn không phải là chữ ký của Điếu Cày. Ngày 6 tháng Hai, năm 2012, bà đã đến Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để hỏi tin tức của chồng. Bà đã viết bảy lá đơn cho Văn phòng trước khi có được một cuộc hẹn. Tuy nhiên, khi đến nơi thì họ từ chối tiếp bà, và nói rằng bà không nên tiếp tục bận tâm đến nữa.

Cơ quan Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền quan ngại sâu sắc bởi sự biến mất bất thường của ông Điếu Cày, điều mà công an dường như muốn nhằm vào mục đích xử phạt các hoạt động nhân quyền của ông, và Cơ quan lo ngại rằng có thể ông đã chết trong tù hoặc bị ốm nặng. Theo đó, Cơ quan Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam ngay lập tức cung cấp thông tin về tình hình của ông Điếu Cày, bao gồm cả nơi ông bị giam giữ và tình trạng sức khoẻ cũng như tôn trọng quyền được tiếp xúc và liên lạc với gia đình.

Thông tin cơ bản [1]:

Xin nhắc lại rằng, ông Điếu Cày đã bị bắt vào tháng Tư năm 2008 và bị kết án hai năm rưỡi tù tại một phiên toà bất công với tội vu cáo “trốn thuế” hồi tháng Chín, năm 2008 [2]. Trong thực tế, ông đã viết bài kêu gọi bảo vệ quyền con người và cải cách dân chủ đăng trên Internet, và tổ chức các cuộc biểu tình trong lúc diễn ra sự kiện Olympic Bắc Kinh. Trong năm 2009, Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện thuộc Liên Hiệp Quốc tuyên bố ông Điếu Cày là một nạn nhân của sự giam giữ tùy tiện (Ý kiến 1/2009).

Bản án của ông Điếu Cày đã hết thời hạn vào ngày 19 tháng Mười, năm 2010, tuy nhiên, gia đình ông sau đó đã được thông báo rằng ông sẽ vẫn còn bị giam giữ theo một bản án mới về tội “tuyên truyền chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Kể từ khi có thông báo này thì bà Tân và gia đình đã bị từ chối tất cả các cuộc gặp mặt với ông ta, và cả công an lẫn phía tư pháp đều từ chối không đưa ra bất kỳ thông tin nào về trường hợp của ông. Năm 2011, bà đã 13 lần đến trại tù Xuân Lộc ở Đồng Nai, nơi ông bị giam giữ được trước đó, nhưng mỗi lần như vậy đều bị công an từ chối cho bà gặp mặt.

Ngày 05 tháng Bảy, năm 2011, bà Tân cho biết bà nhận được thông báo trực tiếp từ Trung tá công an Đặng Hồng Điệp thuộc Cơ quan An ninh Điều Tra thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Điếu Cày bị “mất tay” trong trại giam (theo cách nói của phía Việt Nam thì ông Hải bị “mất tay”, việc này có thể hiểu là ông bị mất một bàn tay hoặc cánh tay).

Cơ quan Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền nhắc lại rằng việc giam giữ dài hạn trước khi xét xử là một hành vi vi phạm pháp luật quốc gia và quốc tế, bao gồm cả Điều 120 của Bộ Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, giới hạn thời gian tạm giam trước khi xét xử tối đa là bốn tháng và việc gia hạn chỉ xảy ra trong các trường hợp nghiêm trọng”.


Hành động yêu cầu:

Xin vui lòng viết thư cho các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thúc giục họ:

1. Đảm bảo sự an toàn về thể chất và tâm lý của ông Điếu Cày như một nhân vật tranh đấu cho quyền con người ở Việt Nam;

2. Thông bao nơi ông Điếu Cày đang bị giam giữ;

3. Trả tự do ông Điếu Cày ngay lập tức và vô điều kiện vì trường hợp giam giữ của ông là tùy tiện, đây có thể được xem như cách xử phạt vì những hoạt động nhân quyền của ông và điều này hoàn toàn trái với luật pháp quốc gia lẫn quốc tế;

4. Chấm dứt tất cả các hành vi quấy rối, kể cả ở cấp tư pháp, chống lại ông Điếu Cày cũng như chống lại tất cả các nhà hoạt động nhân quyền khác ở Việt Nam;

5. Tuân thủ các quy định của Liên hiệp Quốc về Tuyên bố Bảo vệ các nhà Hoạt động Nhân quyền, được thông qua tại Đại hội đồng Liên hiệp Quốc vào ngày 09 tháng 12 năm 1998, đặc biệt:

– Điều 1, trong đó nêu rằng “mọi người đều có quyền, trong tư cách cá nhân và tổ chức, thúc đẩy và phấn đấu nhằm bảo vệ và thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản ở mức độ quốc gia và quốc tế”,

– Cũng như Điều 12.2, cho rằng “Nhà nước sẽ có các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn tất cả mọi người, trong tư cách cá nhân và tổ chức, chống lại bất kỳ sự bạo lực, đe dọa, trả thù, hay phân biệt đối xử, và gây áp lực đối với các hành động tùy tiện như là một hệ quả hợp pháp của các cá nhân bày tỏ các quyền được nêu trong bản Tuyên bố này “;

6. Nói chung, Việt Nam phải đảm bảo trong mọi tình huống, tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản phù hợp với nhân quyền quốc tế và khu vực mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Địa chỉ:

· H.E. Mr. Pham Binh Minh, Minister of Foreign Affairs, 1 Ton That Dam St., Ba Dinh District. Hanoi, Vietnam; Tel: 84-4-37992000; 080 48235; Fax: 84-4-38231872 – 84-4-37992682

· H.E. Mr. Nguyen Thai Binh, Minister of Internal Affairs, 37A Nguyen Binh Khiem St., Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam; Tel: 84-4-39764116 – 84-4-39764278; Fax: 84-4-39781005

· H.E. Mr. Ha Hung Cuong, Minister of Justice, 56-60 Tran Phu St., Ba Dinh District, Hanoi, Vietnam; Tel: 84-4-37336213 – 84-4-37338068; Fax: 84-4-38431431; E-mail: botuphap@moj.gov.vn

· H.E. Mr. Tran Dai Quang, Minister of Public Security, 44 Yet Kieu St., Hoan Kiem District, Hanoi, Vietnam; Tel: 84-4-069 42545 – 84-4-048 226602; Fax: 84-4-9420223

· H.E. Mr. Vu Duc Dam, Minister, Office of the Government (OOG), 1 Hoang Hoa Tham St. Ba Dinh District, Hanoi, Vietnam; Tel: 84-4-80 43100 ; 84-4-80 43569; Fax: 84-4-80 44130; E-mail: vpcp@chinhphu.vn

· H.E. Amb. Mr. Le Hoai Trung, Permanent Representative of Vietnam to the United Nations, 866 United Nations Plaza, Suite 435, New York, NY 10017, USA; Tel: 212 – 644 – 0594 / 0831; Fax: 212 – 644 – 5732; Email: info@vietnam-un.org

· H.E. Mr Vũ Dũng, Ambassador Extraordinary and Plenipotential, Permanent Representative, 30 chemin des Corbillettes, 1218 Grand-Saconnex, Geneva, Switzerland; Tel (Assistant): +41 022-791 85 40; Phone: +41 (0) 22 791 85 40; Fax : +41 (0) 22-798 07 24; Email : info@vnmission-ge.gov.vn

· HE Mr. PHAM Sanh Chau, Ambassador, Boulevard Général Jacques 1, 1050 Brussels; Tel: +32 (0)2. 379 27 37 ; Fax : +32 (0)2. 374 93 76; Email : vnemb.brussels@skynet.beunescochau@yahoo.com

Hoặc bạn có thể viết thư đến các Đại sứ quán Việt Nam nơi bạn đang cư trú.

***

Địa chỉ liên lạc Cơ quan Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền:

E-mail: Appeals@fidh-omct.org

Tel and fax FIDH + 33 (0) 1 43 55 25 18 / +33 1 43 55 18 80

Tel and fax OMCT + 41 (0) 22 809 49 39 / + 41 22 809 49 29

Paris-Geneva, February 10, 2012

_____________

[1] Xem thêm Báo cáo Cơ quan Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền năm 2011.
[2] Điếu Cày đã bị cáo buộc bất công với tội không đóng thuế trong mười năm là không có cơ sở. Các loại thuế phải nộp là do chủ sở hữu nhà đất chứ không Điếu Cày, vì ông chỉ là người thuê lại căn hộ.

Share