Việt Nam tiếp tục kế hoạch điện hạt nhân bất chấp phản đối

HÀ NỘI , Việt Nam – Việt Nam đang tiếp tục tiến hành chương trình năng lượng hạt nhân dân sự đầy tham vọng nhất khu vực Đông Nam Á bất chấp những lo ngại về an toàn sau thảm họa Fukushima năm 2011. Theo ước tính của các quan chức Hoa Kỳ thì hiện các công ty nước ngoài và chính phủ đang cạnh tranh để ký kết hợp đồng có thể trị giá lên đến 50 tỷ USD vào năm 2030.

Điện nhạt nhânNhững kế hoạch thúc đẩy hồi tuần trước được thông báo rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận cho phép các công ty Mỹ phát triển năng lượng hạt nhân dân sự ở nước này. Sau khi Tổng thống Barack Obama và quan chức năng lượng Hoa Kỳ ký kết hợp đồng gọi là “thỏa thuận 123″ thì Quốc hội [Hoa Kỳ] sẽ có 90 ngày để mang ra tranh luận hoặc để cho nó tự có hiệu lực.

Sau nhiều năm đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng và giá điện thấp, Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng bảy nhà máy điện hạt nhân trong những năm tới.

“Đối với điện hạt nhân ở Đông Á thì Việt Nam hiện là thị trường lớn thứ hai chỉ sau khi Trung Quốc, và các công ty của chúng tôi bây giờ có thể cạnh tranh ở đây”, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết hồi tuần trước sau khi thỏa thuận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Brunei.

Nhưng một trong những dấu hiệu khó khăn cho thấy kế hoạch bắt đầu xây dựng dự án hai nhà máy đầu tiên đã bị trì hoãn từ năm 2014 đến năm 2017, ông Vương Hữu Tấn – Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Thảm họa hạt nhân tại Nhật Bản cũng cho thấy kế hoạch này có nhiều vấn đề. Tất cả các nhà máy hạt nhân tại Nhật Bản đang lên kế hoạch đóng cửa sau khi thảm họa sóng thần xảy ra hồi tháng Ba năm 2011, gây ra cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân ven biển Fukushima Dai-ichi.

Một nghiên cứu năm 2011 của ba nhà khoa học người Ý nói rằng tiền lệ lịch sử của Việt Nam cho thấy khu vực ven biển nước này có khả năng bị sóng thần và động đất đến từ phía đông Biển Đông. Mô hình đề xuất này cũng cho thấy Ninh Thuận – một tỉnh năm ven biển ở miền Trung Việt Nam nơi dự kiến ​​sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên – và một vài tỉnh lân cận khác là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất bởi với tác động của sóng thần.

Nhưng theo ông Tấn cho biết thì an toàn là ưu tiên hàng đầu và các nhà máy của Việt Nam sẽ được xây dựng theo các tiêu chuẩn quốc tế.

“Chúng tôi cần để có nhà máy điện hạt nhân để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho đất nước của chúng tôi”, ông nói. “Các nguồn năng lượng khác hiện không đáp ứng đủ”.

Một lý do khác là Việt Nam đã không bị dao động đối với việc xây dựng nhà máy hạt nhân ven biển. Nước này vẫn có thể tiến hành mà không lo ngại nhiều về ý kiến dư luận. Đảng Cộng sản cầm quyền hiện kiểm soát các phương tiện truyền thông trong nước và cấm bất kỳ những thảo luận nào về các hoạt động của chính phủ.

Điều này trái ngược với Malaysia, Indonesia và Philippines, nơi các kế hoạch nhà máy hạt nhân đã gặp nhiều cuộc biểu tình dân sự, ông Kevin Punzalan – một nhà nghiên cứu tại Đại học De La Salle – St. Benilde ở Philippines, cho biết.

Việt Nam hiện rất cần đến nguồn năng lượng mới để phát triển bởi vì các nguồn than và thủy điện đang giảm dần. Việt Nam có thể sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng vào năm 2015. Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết nhu cầu điện trong nước có thể tăng lên đến 14% mỗi năm cho đến năm 2015 và bình quân ở mức 11% đến năm 2020, phần lớn được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu gia tăng các nhu cầu cuộc sống như máy điều hòa và các tiện nghi năng lượng khác.

Quy hoạch năng lượng của Việt Nam hồi năm 2011 kêu gọi gia tăng sản xuất cho đến năm 2030, nhưng các nhà phân tích cho rằng chính phủ gặp trở ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư vì giá điện tại đây vẫn thấp hơn giá thị trường, làm giảm tiềm năng ưu đãi nếu các công ty nước ngoài đầu tư vào mảng này.

Hơn nữa, ngành công nghiệp điện được chi phối bởi tập đoàn nhà nước hoạt động không hiệu quả cộng với nợ nần chồng chất và các công ty con – một hệ thống cồng kềnh không khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.

Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân vẫn còn nằm trong lịch trình chính của nước này.

Ông Vương Hữu Tấn cho biết sinh viên tốt nghiệp đại học hiện đang được đào tạo ở Nga và Nhật Bản để trở các thành kỹ thuật hạt nhân. Và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cho biết hồi tháng Một rằng kế hoạch xây dựng hai nhà máy hạt nhân trong khu vực ven biển miền Trung đang trong quá trình “tích cực chuẩn bị”.

Theo ông Tấn thì mặc dù không có các nhà máy nào đang được xây dựng nhưng các nhà đầu tư Nga và Nhật Bản đang dẫn đầu với mỗi nước một dự án. Bộ Khoa học và Công nghệ đang giữ các bản vẽ địa hình với một số bằng tiếng Nga hoặc tiếng Nhật.

Các công ty Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang gay gắt chạy đua với các đối thủ của họ.

Vào tháng Năm vừa qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã tổ chức một buổi tiệc gồm các giám đốc điều hành công ty năng lượng Mỹ và các quan chức cấp cao Việt Nam tại một khách sạn sang trọng nhằm giới thiệu cũng như tạo cơ hội để hai bên trao đổi thêm về chủ đề này.

Theo Bộ trưởng Thương mại chuyên Thương mại Quốc tế Francisco Sanchez nói với các khách tham dự rằng Hoa Kỳ hiện có hạm đội lớn nhất thế giới về năng lượng điện hạt nhân dân sự. “Các doanh nghiệp Mỹ rõ ràng đóng một vai trò lớn trong sự phát triển đó, và họ đã sẵn sàng để làm điều tương tự như vậy ở đây”, ông nói.

Hiệp định 123 mới sẽ đòi hỏi Việt Nam mua nhiên liệu hạt nhân trên thị trường quốc tế chứ không phải tự làm giàu uranium như một số nước khác.

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Mike Ives, AP/Huffington Post

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013

Share