Lãnh đạo “không tham vọng quyền lực”?

Nguyễn Tiến Trung: Tôi không bình nhiều về bài diễn văn khai mạc Hội nghị TW Đảng Cộng sản Việt Nam của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi chỉ muốn nói về tiêu chuẩn chọn lãnh đạo “không tham vọng quyền lực”.

Thứ nhất, nếu anh muốn đảm đương tốt trọng trách gì thì đầu tiên anh phải muốn làm đã, điều này không chỉ đúng trong chính trị mà đúng trong mọi lãnh vực.

TW11 ĐCSVNTrong kinh tế, anh phải có tham vọng làm giàu [chính đáng] thì anh mới có thể làm một doanh nhân, một giám đốc giỏi, đem lại lợi nhuận cho công ty, tạo công ăn việc làm cho xã hội.

Trong chính trị, anh phải có tham vọng [khát vọng] cống hiến cho xã hội, đem lại điều tốt đẹp cho quốc gia, dân tộc, tự tin với tài năng của anh thì anh mới có thể làm một đại biểu quốc hội, một thủ tướng tốt.

Chẳng hạn như ông Obama phải có “tham vọng” làm Tổng thống Mỹ và ông nói to điều đó lên thì người dân Mỹ mới biết để mà lựa chọn bầu cho ông hay không. Ông không cần giả bộ khiêm tốn, vờ vịt.

Người dân Việt Nam cũng vậy, họ cần những người muốn làm chính trị, những chính trị gia chính trực, để họ có thể lựa chọn vào các vị trí lãnh đạo qua bầu cử tự do và công bằng. Người dân cần những người có “tham vọng quyền lực” một cách chính đáng.

Thứ hai, câu nói của ông Trọng thể hiện thói đạo đức giả. Trong quân đội tôi được “dạy dỗ” rằng “Đảng Cộng sản [Việt Nam] không chia sẻ quyền lãnh đạo quân đội với bất cứ ai, với bất cứ đảng nào khác”. Ngoài đời thì ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo cho ngành công an: “Tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập”. Họ nói thẳng là đảng cộng sản phải lãnh đạo [cai trị] trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện mọi mặt đời sống xã hội.

Rõ ràng rằng các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam muốn “độc quyền quyền lực nhà nước”. Họ thực sự là những người đầy “tham vọng quyền lực”, nhưng tham vọng đó không chính đáng.

Họ không dám để dân lựa chọn họ được lãnh đạo hay không qua bầu cử tự do và công bằng.

Họ đàn áp các đảng phái khác trong xã hội bằng việc bắt bớ, sách nhiễu, đe doạ… Không chỉ các chính đảng mà cả các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức tôn giáo, từ thiện,… mà họ không khống chế được cũng đều chịu chung số phận.

Do đó, người dân Việt Nam cần có thái độ chính trị dứt khoát và thẳng thắn: Không chấp nhận những người có tham vọng quyền lực không chính đáng, và hoan nghênh mọi cá nhân, tổ chức có tham vọng quyền lực chính đáng. Ai có tham vọng quyền lực thì cứ ra ứng cử để dân bầu, không cần phải đạo đức giả với nhau.

Share

One Response to “Lãnh đạo “không tham vọng quyền lực”?”

Read below or add a comment...

  1. Tôi biết rõ và tin tưởng anh Nguyễn Tiến Trung vì cùng hoạt động chung nhiều năm và từng có khi cùng ăn cùng ngũ cùng đi
    trong nhiều tuần lễ tại USA. Nhà lãnh đạo trẻ Nguyễn Tiến Trung ,người ngay thẳng tâm thành, thông minh xuất chúng.
    Tôi hoàn toàn tín nhiệm Nhà lãnh đạo trẻ Nguyễn Tiến Trung.
    Nguyễn Tường Bá
    Cựu Tổng Thư Ký Luật Sư Đoàn Saigon 1975
    Cố vấn đảng Dân Chủ Việt Nam ,Cố vấn đảng Nhân Dân Hành Động.