Từ Lý Quang Diệu nghĩ đến Việt Nam

Nguyễn Tiến TrungTừ lâu tôi đã rất kính trọng tài năng của Lý Quang Diệu khi ông đã đưa được Singapore từ một quốc gia thuộc thế giới thứ ba lên thành một quốc gia thuộc thế giới thứ nhất, giàu có bậc nhất châu Á chỉ trong vòng ba thập kỷ. Ông làm điều đó bằng một tư duy hết sức thực tiễn, học hỏi thành công của các nước khác. Ông không hề giáo điều chỉ chăm chăm vào một chủ nghĩa nào, hay tư tưởng của thánh nhân nào.

Ông làm tôi nhớ tới Chủ Nghĩa Duy Dân: “Tôi không duy vật, tôi chẳng duy tâm, tôi chỉ duy dân.” Cái gì có lợi cho dân thì cứ làm, khỏi cần quan tâm nó có đúng chủ nghĩa giáo điều nào hay không.

Một trùng hợp khá thú vị là ông Lý Quang Diệu và tôi lại sinh cùng ngày 16/9 và cách nhau đúng 60 năm (1923 – 1983). Hy vọng tôi cùng mọi người cũng góp phần đem lại những điều tốt đẹp cho quốc gia, dân tộc như ông.

Ông Lý Quang Diệu cũng là người đã tác động tích cực đến tư duy lãnh đạo Việt Nam. Nhờ ông mà mô hình các khu công nghiệp đã nở rộ ở Việt Nam như các VSIP (khu công nghiệp Việt Nam – Singapore) nằm rải rác khắp nước. Dù là một lãnh đạo Singapore nhưng ông cũng ảnh hưởng đến cả tiến trình đổi mới của Việt Nam.

Trong cuốn ‘One man’s View of the World’, ông đã sử dụng một cụm từ mô tả chung cho toàn bộ giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam: ‘Bị kìm hãm trong tư duy xã hội chủ nghĩa‘.

Theo quan điểm của tôi, lãnh đạo Việt Nam không hề bị tư duy của chủ nghĩa nào kiềm chế, nếu chủ nghĩa đó không đem lại lợi ích cho giới cầm quyền thì chắc chắn nó không bao giờ được áp dụng. Chủ nghĩa ấy chỉ là cái cớ để giới cầm quyền duy trì đặc quyền đặc lợi của mình.

Ví dụ như vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, lãnh đạo nghĩ họ có quyền muốn làm gì thì làm mà không cần hỏi ý dân. Đến khi dân phản ứng mạnh, tổ chức xuống đường biểu tình thì mới tổ chức họp báo mà cũng không thèm trả lời các câu hỏi của phóng viên. Lãnh đạo khinh dân và không chính trực với dân thì chẳng thể nào đưa đất nước tiến lên dân chủ, giàu mạnh.

Chính ông Lý Quang Diệu cũng hoàn toàn chán nản về những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Ông thất vọng bởi nạn tham nhũng tràn lan, tư duy cổ hủ của giới lãnh đạo.

Đến một lãnh đạo nước ngoài còn bi quan, thì người dân Việt Nam trong nước còn nghĩ thế nào?

Chuyện chặt cây xanh ở Hà Nội vẫn là chuyện nhỏ nếu so sánh với chuyện quyền làm chủ của người dân cả nước bị tước đoạt. Dân vẫn chưa được quyền quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia qua trưng cầu dân ý như hiến pháp, thể chế chính trị, chưa có quyền bầu cử ra đảng lãnh đạo. Thế thì điều đó có đáng để người dân cả nước đứng lại cùng nhau và lên tiếng cùng nhau như đối với vụ chặt cây xanh ở Hà Nội hay không?

TS Vũ Minh Khương kể lại ba bài học của Lý Quang Diệu:

Theo vị chuyên gia người Việt, có ba nguyên tắc được ông Lý thực thi để xây dựng nhà nước mạnh tại Singapore – trọng hiền tài, thực dụng và trung thực.

Doanh nhân Lê Hữu Huy nói về di sản của Lý Quang Diệu:

Phát biểu trong một diễn đàn vào năm 2004, ông Lý cho biết: “Chung quy lại thì nếu bạn vận hành hệ thống một cách đúng đắn, bạn phải có sự phân biệt rõ giữa cái gì là đảng phái và cái gì là chính phủ sao cho trong trường hợp anh nào không được người dân tín nhiệm qua lá phiếu phải bước ra khỏi chính trường mà guồng máy vẫn vận hành bình thường cho những nhà lãnh đạo chính trị khác. Mặc dù đảng đối lập còn yếu ớt, chúng ta vẫn duy trì hệ thống đó vận hành theo cách như vậy để trong trường hợp đảng cầm quyền bị truất phế, chính phủ, quốc hội và bộ máy công vụ vẫn hoạt động. Công an, quân đội sẽ gánh vác trong trường hợp cần thiết. Sẽ không có chuyện sụp đổ toàn hệ thống”.

Share

4 Responses to “Từ Lý Quang Diệu nghĩ đến Việt Nam”

Read below or add a comment...

  1. Ý kiến của nhà lãnh đạo Trẻ Nguyễn Tiến Trung rất xác đáng :Singapore luôn bảo vệ một đối lập dù đảng cầm quyền có thể toàn quyền trị nước (hiện nay đối lập đã có 3 ghế trong quốc hội).Sự nuôi dưỡng một Tinh Thần Đối Lập và xây
    dựng một sơ khởi ,một hạch nhân đối lập là một sự sáng suốt của nhà cầm quyền Việt .
    Hãy ủng hộ Nguyễn Tiến Trung.
    Nguyễn Tường Bá
    Cựu Tổng Thư Ký Luật Sư Đoàn Saigon 1975
    Cố vấn các đảng Dân Chủ Việt Nam.Nhân Dân Hành Động, V.N.Q.D.D.

  2. Văn Hào says:

    Rất ngưỡng mộ anh Nguyễn Tiến Trung.
    Xin gửi lời chào và chúc sức khoẻ đến bác Nguyễn Tường Bá

  3. Xin đính chính :Quốc hội Singapore có 87 ghế trong đó có 7 ghế đối lập.
    Nguyễn Tường Bá

  4. Cám ơn thăm hỏi của bạn Văn Hào.
    Ân cần chúc bạn Văn Hào: Mọi Sự Như Ý
    Nguyễn Tường Bá