Việt Nam kiềm chế tự do báo chí như thế nào

Một bản báo cáo đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists) hiện có trụ sở tại thành phố New York cho biết Việt Nam kiếm chế các dòng thông tin thông qua giám sát, kiểm duyệt, và thậm chí giam cầm [các nhà báo].

Bản báo cáo nêu ra ba blogger nổi bật –  Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải – hiện đang phải đối mặt với mức án lên đến 20 năm tù giam về tội tuyên truyền chống chính phủ. Việt Nam dự tính sẽ đưa cả ba blogger ra xét xử vào thứ Hai tuần tới (ngày 24 tháng Chín).

Đại diện cao cấp của CPJ thuộc khu vực Đông Nam Á, Shawn Crispin, cho biết: “Chính phủ Việt Nam miêu tả bản thân họ như những người giám hộ duy nhất về các lợi ích của đất nước, nhưng ngược lại thì họ đang đối mặt với một nền kinh tế suy thoái, vấn nạn thu hồi đất đai, và thậm chí nhượng bộ lãnh thổ cho phía Trung Quốc mà ngày càng bị nhiều blogger độc lập lên tiếng chỉ trích”.

“Đáp lại, chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đàn áp mạnh bạo các nhà báo, các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động”.

Bản báo cáo nói rằng bộ phận tuyên truyền trung ương của Việt Nam chỉ đạo các chương trình tin tức bao gồm tất cả các ấn phẩm chính thống phải ghi vào danh sách đen các nhà báo viết về các chủ đề chính trị nhạy cảm.

Những chủ đề bị cấm bao gồm vi phạm nhân quyền, tham nhũng cấp cao của chính phủ và các bài viết chống Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông nước ngoài cũng phải bị kiểm soát và giám sát chặt chẽ. Theo nghiên cứu của CPJ thì có ít nhất 14 nhà báo đang bị giam cầm tại Việt Nam.

Các quan chức chính phủ cũng đã thắt chặt biện pháp kiểm duyệt và giám sát các trang mạng trực tuyến, và nhắm tới mục tiêu ban hành luật mới để cấm những người viết blog không nêu danh tính cũng như yêu cầu các công ty như Facebook và Google đặt văn phòng trong nước để [chính phủ] có thể dễ dàng theo dõi hơn.

Crispin cho biết: “Đàn áp và sách nhiễu đã trở  thành một nền văn hóa sợ hãi và tự kiểm duyệt đối với các nhà báo tại Việt Nam. Chính phủ cần điều phối lại chính sách cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tự do ngôn luận”.

Văn Yến Thu dịch
Nguồn: The Guardian

Share

One Response to “Việt Nam kiềm chế tự do báo chí như thế nào”

Read below or add a comment...

Trackbacks

  1. […] Yến Thu dịch, trích từ Đảng Dân chủ Việt Nam Theo The […]